4 nhóm thực phẩm kiêng kị khi điều trị sùi mào gà

Hiệu quả chữa trị cũng như khả năng tái phát bệnh sùi mào gà phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của bệnh nhân. Bệnh nhân cần biết 4 nhóm thực phẩm kiêng kị khi điều trị sùi mào gà và tránh hoặc hạn chế tối đa chúng nếu không muốn bệnh lâu lành cũng như phát bệnh nhanh hơn.

Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm chủ yếu lây qua đường tình dục với tốc độ lây lan khá cao do virus HPV gây ra. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sùi mào gà mà chủ yếu áp dụng các phương pháp phổ biến là: Điều trị bằng thuốc: thuốc bôi (bôi trực tiếp lên các tổn thương, vùng có nốt sần) và kháng sinh (thuốc uống hoặc tiêm) và điều trị bằng các phương pháp hiện đại: đốt lạnh bằng nitơ lỏng, đốt điện lazer, đốt điện cao tần, se lạnh hoặc điều trị sùi mào gà bằng Đông y nhằm khống chế sự phát triển của virus HPV và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài việc dùng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống. Bổ sung các thực phẩm tốt giúp quá trình chữa trị mang lại hiệu quả nhanh chóng và ngược lại, cố tình ăn những thực phẩm cần kiêng đối với bệnh sùi mào gà khiến các triệu chứng khó thuyên giảm và dễ tái phát.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: Người bệnh sùi mào gà cần kiêng 4 nhóm thực phẩm chính sau:

Bị sùi mào gà không nên ăn gì?

1. Hải sản

Cua, nghêu, sò, ốc, mực,… các loại hải sản này rất giàu chất dinh dưỡng và là món ăn yêu thích của nhiều người. Song, nếu bạn đang mắc sùi mào gà thì không nên dùng chúng. Bởi các chất có trong nhóm thực phẩm này tạo môi trường thuận lợi để virus gây bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ.

4-nhom-thuc-pham-kieng-ki-khi-dieu-tri-sui-mao-ga

2. Các chất kích thích

Rượu bia, các đồ uống có cồn, thuốc lá và một số chất kích thích khác rất hại cho sức khỏe. Với bệnh sùi mào gà, khi bạn dung nạp chúng vào cơ thể sẽ khiến lượng oxy trong máu giảm, kể cả lượng máu cung cấp cho bộ phận sinh dục sẽ bị suy giảm đáng kể, gây nóng ẩm giúp tác nhân gây bệnh có điều kiện sinh sôi. Chúng còn làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, vì thế mà sự cải thiện bệnh chậm chạp hơn.

4-nhom-thuc-pham-kieng-ki-khi-dieu-tri-sui-mao-ga1

3. Đồ ăn cay nóng

Những người có khẩu vị thích ăn những đồ ăn cay nóng thì hãy điều chỉnh ngay nếu như bạn đang trong quá trình điều trị bệnh sùi mào gà. Các thức ăn được chế biến cay nóng khiến nội tạng tích tụ nhiều chất độc hơn, nước tiểu đậm màu và khả năng gây nóng rát hậu môn cao. Virus gây bệnh sùi mào gà cũng vì thế mà phát triển khiến việc chữa trị bị cản trở và dễ tái phát.

4-nhom-thuc-pham-kieng-ki-khi-dieu-tri-sui-mao-ga2

4. Các loại rau gia vị

Hành, hẹ, gừng, rau răm, diếp cá,… không được khuyến khích dùng cho người bệnh sùi mào gà. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng: việc chữa trị bệnh sẽ khó khăn hơn nếu bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân thường xuyên sử dụng các loại rau vị này.

   4-nhom-thuc-pham-kieng-ki-khi-dieu-tri-sui-mao-ga3

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tăng cường bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số thực phẩm sau:

>>> Bạn muốn biết thêm: 

→ Cách chữa trị bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai

→ Bệnh sùi mào gà có lây qua đường miệng không

Bị sùi mào gà nên ăn gì?

Rau chân vịt, sắn, các loại sữa, tỏi, cà chua, mật ong hoặc sữa ong chúa,… là những thực phẩm được khuyến khích nên tăng cường sử dụng. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ khống chế sự phát triển và tấn công trở lại của bệnh.

Rate this post

Bình luận (1)

  1. Nguyen thi thu thuy says: Trả lời

    Khi pị hpv hoặc vừa chữa trị khỏi có nên sử dụng các sản phẩm chức năng có chứa các chất : tảo xoắn, nhân sâm, hạt sen, tinh bột ngệ, đông trùng hạ thảo, ngũ cốc vitamin không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *