Bệnh giang mai lây qua đường nào và cách phòng tránh

Vấn đề bệnh giang mai lây qua đường nào là điều mà rất nhiều người quan tâm, nhất là những ai mới trót quan hệ tình dục với “đối tác” lạ. Và các câu hỏi được gửi về cho chuyên trang chuatribenhphukhoa.net là rất nhiều, nhưng chủ yếu xoay quanh các vấn đề là:

  • Giang mai lây qua đường nào?
  • Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?
  • Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh giang mai là một trong các bệnh lây lan qua đường tình dục nguy hiểm, bệnh ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu nào cả. Do đó nắm rõ các con đường lây bệnh chính là cách tốt nhất để phòng tránh. Chi tiết các con đường này ở ngay dưới đây.

bệnh giang mai lây qua đường nào
Nắm rõ thông tin bệnh giang mai lây qua đường nào để có biện pháp đề phòng hợp lý

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Giang mai là một căn bệnh rất dễ lây, chủ yếu là qua đường tình dục kể cả bằng tay, miệng hay hậu môn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bệnh vẫn có thể lây qua các con đường tiếp xúc thông thường, do đó hãy tìm hiểu thông tin về bệnh giang mai và nó lây qua còn đường nào để bảo vệ bản thân.

1. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm bệnh giang mai chiếm 95% số ca mắc bệnh giang mai. Không chỉ có hành động giao hợp mới lây truyền bệnh mà hành động ôm hôn, mơn trớn cũng khiến vi khuẩn giang mai di chuyển từ đối phương sang cơ thể bạn.

Da và niêm mạc trên cơ quan sinh dục khá nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Nếu đối tác của bạn có một vết rách nhỏ trên cơ thể, vùng da ở bộ phận sinh dục thì xoắn khuẩn giang mai có thể từ đó mà tiến vào cơ thể của bạn. Vì vậy hãy chắc chắn bạn tình của bạn không hề mang vi khuẩn giang mai trước khi quyết định quan hệ.

2. Truyền qua đường máu

Đây cũng là một con đường truyền bệnh khá nhanh. Nếu máu của người chứa xoắn khuẩn giang mai được truyền vào người bạn thì xin chia buồn là bạn cũng đã mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, người bị lây nhiễm bệnh giang mai qua đường truyền máu sẽ không có các triệu chứng bênh ở giai đoạn đầu mà trực tiếp chuyển sang giai đoạn thứ hai.

Bệnh giang mai lây qua đường máu
Truyền máu là con đường lây nhiễm rất nhiều bệnh tình dục trong đó bao gồm cả giang mai

Bất cứ một hành động tiêm, chích hay truyền máu đều có thể bạn mắc bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà, HIV,… Vì vậy, nếu cần truyền máu hãy chọn địa chỉ y khoa uy tín.

3. Lây qua đường tiếp xúc gián tiếp

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Tất nhiên là có. Vi khuẩn giang mai có thể tồn tại trong nước bọt, huyết thanh, dịch âm đạo, tinh dịch. Điều này giải thích cho việc ôm hôn với người có vi khuẩn giang mai cũng khiến bạn mắc bệnh.

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? Điều này gây rất nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Về cơ bản thì ăn chung mâm với người mắc bệnh giang mai sẽ không bị lây bệnh. Tuy nhiên, vi khuẩn giang mai có thể tổn tại trong nước bọt, do đó nếu dùng cùng đĩa, cùng chén thì cũng có khả năng lây bệnh, tuy nhiên khả năng này không cao.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng chung quần áo, khăn mặt, đồ dùng các nhân có dính chất dịch mang vi khuẩn giang mai thì bạn có thể nhiễm bệnh từ nguồn này. Nhất là khi trên da của bạn có các vết thương hở. Mặc dù con đường lây nhiễm này không mấy phổ biến không có nghĩa là nó không xảy ra, vì vậy hãy dùng riêng đồ dùng cá nhân.

4. Truyền nhiễm qua đường thai sản

Trẻ sơ sinh có thể bị giang mai bẩm sinh nếu chúng có mẹ mang vi khuẩn bệnh. Người mẹ mắc bệnh giang mai có thể lây bệnh cho con qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở theo các sinh thường. Ngoài ra, thai nhi cũng có thể bị nhiễm bệnh qua con đường tuần hoàn máu khiến cho nhiều bé mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

bệnh giang mai lây từ mẹ sang con
Thai sản hoặc sinh nở theo cách thông thường có con đường khiến nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai

Vi khuẩn giang mai sẽ thông qua nhau thai để tới ký sinh trên cơ thể bé. Do đó nếu có kế hoạch mang thai và sinh con thì bạn nên đi khám tiền thai sản trước để đảm bảo bạn đủ sức khỏe để mang thai.

Phòng ngừa bệnh giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai lây lan từ tiếp xúc tình dục với người nhiễm nó, kể cả quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn. Vì vậy cách tốt nhất để phòng tránh giang mai là không quan hệ tình dục bừa bãi. Chung thủy, một vợ một chồng và sử dụng các biện pháp tình dục an toàn khi quan hệ với “đối tác” lạ.

Nếu bạn phát hiện bản thân đã mắc bệnh giang mai, hãy bình tĩnh. Bệnh giang mai có thể dễ dàng chữa khỏi và bạn cần chắc chắn không vô tình lây nhiễm nó cho người khác. Hãy nói với tất cả bạn tình của bạn về tình trạng bệnh của mình, để họ có kế hoạch khám và điều trị.

Vệ sinh bộ phận sinh dục và cơ thể sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục chính là cách để bạn hạn chế vi khuẩn giang mai tấn công. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, dù là người trong gia đình hay người thân thiết. Trên hết phải tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Khi mang thai, hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đều đặn để đảm bảo bạn không mắc bệnh và không vô tình lây sang thai nhi. Nếu mắc bệnh khi đang mang thai, hãy đề nghị con đường sinh mổ để hạ thấp khả năng nhiễm bệnh của trẻ.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm giang mai

Bệnh giang mai có ba giai đoạn chính, các giai đoạn có thể có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Các triệu chứng của bệnh giang mai có thể làm cho bạn dễ mắc bệnh HIV hơn trong lúc sinh hoạt tình dục.

dấu hiệu bạn đã bị nhiễm giang mai
Bạn có thể nhận biết bệnh giang mai qua các giai đoạn qua các dấu hiệu cơ bản bên dưới

Bạn có thể đã bỏ lỡ giai đoạn đầu của bệnh giang mai, thường kéo dài từ bốn đến 12 tuần vì nó không có dấu hiệu nhận biết nào cả. Tuy nhiên, đây chính là thời kỳ tốt nhất để điều trị bệnh của. Nếu tinh ý, bạn có thể nhận ra các thay đổi bất thường trong cơ thể ở bộ phận sinh dục, miệng và cả hậu môn.

Các triệu chứng cơ bản của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu bao gồm:

  • Có vết loét nhỏ ở miệng, trực tràng, âm đạo hoặc cổ tử cung. Đổi khi chỉ có một vết loét rất nhỏ và không gây đau đớn.
  • Xuất hiện trong khoảng 3 đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh, tuy nhiên dấu hiệu có thể không xuất hiện cho đến khi kết thúc giai đoạn đầu.
  • Các thương tổn có thể tự lành sau 4 tuần mà không cần điều trị.

Nếu bạn không được điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, nó sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai. Thời gian ủ bênh có thể lên đến 2 năm.

Các dấu hiệu nhận biết giang mai ở giai đoạn 2, bao gồm:

  • Phát bạn đỏ, phẳng trên lòng bàn tay hoặc bàn chân hoặc bao phủ lên toàn bộ cơ thể.
  • Phát bạn có thể được chẩn đoán nhầm thành bệnh sởi nếu không được thực hiện xét nghiệm máu.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Các dấu hiệu không phổ biến khác có thể bao gồm rụng tóc, đặc biệt là ở lông mày, đau nhức ở khớp hoặc có triệu chứng giống bệnh cảm cúm.

Giai đoạn 2 nếu không được điều trị thì nó sẽ chuyển sang giai đoạn 3. Giai đoạn 3 của giang mai có thể kéo dài từ 5 đến 20 năm sau khi nhiễm bệnh. Giai đoạn 3 sẽ ảnh hưởng đến gần như là tất cả cơ quan trong cơ thể bao gồm cả não và tim. Bệnh giang mai không lây nhiễm trong thời gian này, tuy nhiên vẫn có thể điều trị được.

Bệnh giang mai là một căn bệnh mang lại nhiều lo lắng và khiếp sợ trên cả thế giới. Vì vậy hãy nắm rõ thông tin bệnh giang mai lây qua đường nào để có biện pháp phòng tránh và điều trị tốt nhất. Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh giang mai giai đoạn cuối có chữa được không?

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *