Bệnh phụ khoa ở nữ giới là gì, có nguy hiểm không?

Chắc hẳn, các chị em đều nghe nói đến bệnh phụ khoa ở nữ giới, tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết và hiểu rõ về bệnh này. Rất nhiều chị em đến nay vẫn còn thắc mắc “bệnh phụ khoa ở nữ giới là gì?” hay” bệnh phụ khoa có nguy hiểm không?” . Để giúp phái yếu có những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, chuatribenhphukhoa.net xin được giải đáp 2 câu hỏi này. Chị em nào quan tâm thì nên tìm hiểu nhé!

Bệnh phụ khoa ở nữ giới là gì?

Bệnh phụ khoa là một thuật ngữ dùng để chỉ những căn bệnh ở cơ quan sinh dục nữ có liên quan đến nhiễm trùng, bao gồm các bệnh ở cơ quan sinh dục dưới (âm đạo, âm hộ, cổ tử cung) và bệnh ở cơ quan sinh dục trên (buồng trứng, vòi trứng và tử cung). Bệnh phụ khoa thường gặp ở những người phụ nữ trưởng thành, đã từng quan hệ tình dục hoặc qua sinh nở. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp nữ giới chưa có kinh hoặc chưa quan hệ tình dục mắc bệnh phụ khoa.

Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa đang có xu hướng tăng lên. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi và không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe và tâm lý của các chị em phụ nữ. Ngược lại, nếu phát hiện chậm trễ, để lâu không chữa trị hoặc điều trị không dứt điểm thì nguy cơ bệnh tái phát, lan rộng và gây vô sinh là rất khó tránh khỏi.

Các bệnh phụ khoa ở nữ giới thường gặp nhất bao gồm:

1- Viêm âm đạo

  • Nguyên nhân:

– Do nhiễm nấm, nhiễm trùng roi, vi khuẩn.

– Vệ sinh âm đạo không sạch sẽ, không đúng cách (thụt rửa quá sâu, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp…)

– Quan hệ tình dục không an toàn.

  • Triệu chứng:

– Viêm âm đạo do kí sinh trùng: Khí hư có màu trắng đục, loãng và có bọt, âm đạo viêm đỏ và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh.

– Viêm âm đạo do nấm: Khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím.

– Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Khí hư trắng hoặc hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ, ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh.

Chia sẻ của chị Hà Linh Giang về kinh nghiệm chữa bệnh phụ khoa của mình:

Kinh nghiệm chữa nấm âm đạo bằng Phụ khang tán

2- Viêm lộ tuyến cổ tử cung

  • Nguyên nhân:

– Do viêm nhiễm

– Do sang chấn: sinh nở nhiều lần, rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung, quan hệ tình dục thô bạo.

– Sử dụng thuốc tránh thai chứa nhiều estrogen

  • Triệu chứng:

– Khí hư có màu trắng đục, dính thành mảng riêng, có mùi hôi khó chịu.

– Đau vùng âm hộ và đau tăng lên khi đi lại.

– Đau rát và xuất huyết nhẹ khi quan hệ tình dục.

3- Viêm cổ tử cung

  • Nguyên nhân:

– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục.

– Nhiễm khuẩn sau khi bị sảy thai hoặc sinh non, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt.

  • Triệu chứng:

– Khí hư có màu vàng hoặc xám, khí hư có mủ kèm theo mùi hôi khó chịu.

– Đau rát và có thể bị xuất huyết khi quan hệ tình dục.

– Ra máu bất thường vào giữa chu kỳ kinh nguyệt.

– Viêm nhiễm có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Những dấu hiệu viêm phần phụ mãn tính

4- Viêm phần phụ (ống dẫn trứng, buồng trứng)

  • Nguyên nhân:

– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ đúng cách

– Quan hệ tình dục không an toàn

– Thủ thuật y tế không an toàn

– Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài gây viêm nhiễm ngược dòng sáng phần phụ.

  • Triệu chứng:

– Đau bụng ở vùng hạ vị hoặc hố chậu.

– Khí hư nhiều, có mùi hôi lẫn mủ.

– Sốt cao từng cơn hoặc liên tục.

5- U nang buồng trứng

  • Nguyên nhân:

– Nang trứng phát triển không đầy đủ, không hấp thụ được các chất lỏng trong buồng trứng.

– Mạch máu của nang trứng bị vỡ dẫn đến u nang xuất huyết.

– Thể vàng phát triển dẫn đến kinh nguyệt kéo dài.

– Dư thừa chorionic gonadotropin (HCG) dẫn đến u nang lutein.

– Sự kích thích buồng trứng của các hormone luteinizing (LH).

  • Triệu chứng:

– Những cơn đau tại vùng bụng, đau mơ hồ tại vùng đùi hoặc thắt lưng, vùng vú; đau rõ rệt nhất sau khi quan hệ hoặc làm việc nặng…

– Kinh nguyệt bất thường, máu kinh đặc, có màu đen sẫm, có mùi khó chịu.

– Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu trong tử cung, đau tức vùng khoang bụng, chướng bụng.

6- U xơ tử cung

Nguyên nhân:

– Viêm nhiễm phụ khoa hay viêm loét cổ tử cung lâu ngày không được chữa trị, tái phát nhiều lần khiến niêm mạc tử cung tăng sinh quá mức và hình thành các u xơ cổ tử cung bên ngoài tử cung.

– Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt estrogen quá cao sẽ dẫn đến các bệnh ung thư.

  • Triệu chứng:

– Kinh nguyệt không đều.

– Khí hư bất thường

– Đau thắt lưng.

– Sờ thấy những cục nhỏ ở vùng bụng dưới.

Có thể bạn muốn tìm hiểu:

Giải pháp điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ an toàn nhất hiện nay

Bệnh phụ khoa ở nữ giới có nguy hiểm không?

Bất lỳ căn bệnh phụ khoa ở nữ giới nào cũng đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ. Tùy theo loại bệnh phụ khoa mà các chị em mắc phải, mức độ nặng nhẹ của bệnh, tính chất căn bệnh… mà có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của nó đối với sức khỏe của các chị em.

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, mặc dù gây ra một số phiền toái trong sinh hoạt khiến các chị em cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng nhưng bệnh có thể được điều trị dứt điểm và không ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể người phụ nữ.

Trường hợp viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, không điều trị dứt điểm, hay tái phát nhiều lần, các chị em phụ nữ có thể phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng sau đây:

  • Ảnh hưởng đến đời sống chăn gối

Viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm âm đạo thường gây tổn thương cơ quan sinh dục nữ. Các chị em sẽ cảm thấy cực kỳ đau rát khi quan hệ và dẫn đến sợ hãi mỗi khi “yêu”, không còn ham muốn quan hệ. Đới sống chăn gối của các cặp đôi cũng vì vậy mà gặp nhiều bất ổn.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý

Mắc bệnh phụ khoa kèm theo các triệu chứng đau, ngứa ngáy, vùng kín có mùi hôi sẽ khiến các chị em cảm thấy thiếu tự tin, lo lắng, mệt mỏi, gặp stress… Từ đó, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà tâm lý cũng gặp trở ngại.

  • Nguy cơ vô sinh

Viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng lan rộng sang tử cung, vòi trứng, buồng trứng và tăng nguy cơ vô sinh, tước đoạt khả năng làm mẹ của phái nữ.

  • Mang thai ngoài tử cung

Một biến chứng nghiêm trọng mà các chị em phụ nữ có thể gặp phải do mắc bị viêm nhiễm phụ khoa là mang thai ngoài tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp, người phụ nữ có nguy cơ phải cắt bỏ vòi trứng, buồng trứng, không thể mang thai.

  • Sảy thai ở bà bầu

Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ mang thai có khả năng gây sinh non, sẩy thai hoặc nhiễm trùng thai nhi vừa nguy hại cho mẹ lại vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Bệnh phụ khoa ở nữ giới cần phải được hiểu biết đúng và phát hiện sớm, cũng như điều trị đúng cách để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người phụ nữ. Các chị em cần trang bị cho mình các kiến thức cần thiết về sức khỏe sinh sản để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, cũng là góp phần bảo vệ gia đình của mình.

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *