Các nguyên nhân gây ra bệnh lậu “dù nam và nữ điều cần tránh”

Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến, song nguyên nhân gây bệnh lậu là gì thì nhiều người còn mơ hồ. Bệnh lậu cùng với sùi mào gà, giang mai và hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS là nỗi lo lắng của nhiều người, do đó nắm được nguyên nhân chính gây ra bệnh chính là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân.

nguyên nhân gây bệnh lậu
Có rất nguyên nhân gây bệnh lậu bao gồm lây qua đường tình dục và các con đường lây lan gián tiếp

Bài viết này bàn về bệnh lậu và các nguyên nhân gây ra nó cũng như biện pháp xử lý cơ bản khi chẳng may mắc phải bệnh lậu. Dù bạn là ai cũng không nên bỏ qua bài viết này, trang bị kiến thức để không phải hối hận sau này.

Nguyên nhân gây bệnh lậu mà bạn cần biết

Nguyên nhân gây bệnh lậu thì có rất nhiều, tuy nhiên các nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến khả năng tình dục của người bệnh. Những người quan hệ tình dục bừa bãi, có nhiều bạn tình hay không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ là đối tượng hàng đầu của bệnh lậu.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội phổ biến khác ở phần bên dưới.

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Siêu khuẩn bệnh lậu là mối đe dọa hàng đầu của thế giới, quan hệ tình dục có thể gây bệnh lậu bao gồm cả quan hệ “cửa sau” hay quan hệ qua đường miệng. Ai cũng biết tình dục là con đường lây lan các bệnh tình dục hàng đầu cho cả nam và nữ, đối tượng chủ yếu là gái mại dâm và “khách làng chơi”.

Theo nhiều số liệu báo cáo thì 95% các trường hợp mắc bệnh lậu là do lây lan qua con đường tình dục không an toàn. Ngoài ra, các hoạt động hôn sâu, tiếp xúc cơ thể, dịch âm đạo hoặc các xây xước trong lúc “thăng hoa” cũng có thể gây ra bệnh lậu.

Người có hơn 1 bạn tình trong một thời điểm, những người có xu hướng tình một đêm, quan hệ tình đồng tính cũng là đối tượng mà bệnh lậu sẽ tấn công bất cứ lúc nào. Việc quan hệ tình dục không chỉ theo “kiểu truyền thống” mà còn là có thể lây qua đường quan hệ tình dục đường miệng, quan hệ hậu môn hay sử dụng dụng cụ hỗ trợ tình dục.

2. Lây truyền qua đường tiếp xúc ngoài da

Đây là con đường lây nhiễm bệnh lậu không trực tiếp mà phải thông qua trung gian. Khi bạn tiếp xúc gián tiếp với người bệnh lậu thì bạn cũng cơ nguy cơ mắc bệnh lậu khá cao.

nguyên nhân dẫn đến bệnh lậu
Tiếp xúc ngoài da cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh lậu ở cả nam và nữ

Những con đường tiếp bên ngoài bao gồm dùng chung bồn tắm, khăn tắm, thảm lau chân, bệ toalet, quan áo lót hay ghế ngồi và giường ngủ. Khi người bệnh lậu sử dụng các vật dụng này, vi khuẩn có thể bám trên đó để lây lan cho người sau. Nhất là các môi trường ẩm ướt như bồn tắm hay khăn tắm chính là điều kiện cho vi khuẩn lậu sinh sống và phát triển.

Những người thường xuyên tập tập thể hình hay đi tắm hồ bơi cũng có thể là đối tượng của bệnh lậu. Về cơ bản thì vi khuẩn lậu không thể sống quá lâu trong môi trường bên ngoài, tuy nhiên khi có dịch như huyết thanh thì chúng hoàn toàn có thể tồn tại chờ cơ hội sang chủ thể mới.

3. Sức đề kháng quá yếu

Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy yếu, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học khiến nhiều người dễ trở thành đối tượng của bệnh lậu. Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh có thể khiến cho bạn bị lây bệnh lậu một cách thụ động. Đây là nguyên nhân bệnh lậu ở nữ giới và cả nam giới, không phân biệt.

4. Lây từ mẹ sang con

Di truyền là con đường lây truyền hàng đầu của các bệnh tình dục và nó cũng là nguyên nhân gây bệnh lậu phổ biến. Nếu trước khi mang thai mà mẹ không phát hiện bản thân mắc bệnh lậu và điều trị kịp thời thì bé rất có thể sẽ bị vi khuẩn lậu tấn công.

Vi khuẩn lậu sẽ lây cho né qua đường tuần hoàn máu, phôi thai. Đứa bé mắc bệnh lậu ngay trong bụng mẹ có thể bị dị dạng bẩm sinh sau khi sinh ra hoặc sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh vặt.

Hoặc nếu không thì bé sẽ bị lây bệnh qua đường sinh nở khi mẹ rặn để sinh bé ra đời. Dịch tiết khi sinh con chứa rất nhiều khuẩn cầu, vi khuẩn sẽ bám dính và da và niêm mạc non nớt của đứa trẻ và gây bệnh lậu bẩm sinh.

5. Lây qua đường máu

Thời gian ủ bệnh lậu là khá lâu và trong thời gian này người bệnh thường không có triệu chứng cụ thể nào. Cho nên người bệnh lẫn gia đình và bạn bè đều không kịp thời nhận biết và có cách phòng ngừa bệnh hợp lý.

nguyên nhân bệnh lậu ở phụ nữ
Truyền máu là nguyên nhân bệnh lậu ở phụ nữ và cả nam giới

Nếu trong thời gian ủ bệnh mà người bệnh đi hiến máu nhân đạo hay người được truyền máu của người bệnh lậu đều có thể gây nên bệnh lậu. Ngoài ra, việc tiếp xúc các vết thương hở cũng khiến vi khuẩn lậu “di cư” sang chủ thể mới và gây bệnh.

Do đó, việc truyền máu và cho máu chúng ta cần thực hiện vô cùng cẩn thận, phải có các xét nghiệm an toàn và tuyệt đối cản thận.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh lậu có nguy hiểm không chữa khỏi được không?

Biện pháp xử lý khi mắc bệnh lậu

Hiện tại, bệnh lậu hoàn toàn có thể điều trị được hoàn toàn nếu phát hiện sớm và có cách điều trị đúng đắn, khoa học. Bệnh lậu có tính lây lan rất mạnh và nguyên nhân gây bệnh lậu cũng rất đa dạng do đó điều trị bệnh càng sớm càng hạn chế các biến chứng và nguy cơ lây sang người khác.

Phương pháp điều trị bệnh lậu phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu bao gồm thuốc kháng sinh có độ nhạy cảm cao không bị vi khuẩn lậu kháng, đáp ứng hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tổ chức y tế thế giới chọn ra các loại thuốc tốt nhất để điều trị bệnh lậu bao gồm:

  • Ceftriaxone 250mg tiêm bắp một lần duy nhất.
  • Doxycyclin 100 mg uống 2 viên một ngày, trong vòng 7 ngày liên tục.
  • Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất cho một liệu trình điều trị.
  • Cefixim 400 mg uống một liều duy nhất cho một liệu trình.

Tuy nhiên, hiện nay do việc lạm dụng các loại thuốc nên vi khuẩn lậu đã “nhờn” thuốc và có hiện tượng kháng kháng sinh. Cho nên để xác định loại thuốc nào phù hợp với bạn nhất thì bạn cần nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sỹ có chuyên môn.Trong mọi trường hợp, tránh việc tự ý điều trị bệnh tại nhà. Việc này có thể khiến bạn bị sốc thuốc, dị ứng thuốc hoặc các loại thuốc tác dụng với nhau gây nguy hiểm cho cơ thể của bạn.

Để điều trị bệnh lậu có hiệu quả thì bạn cần kết hợp điều trị với các biện pháp hỗ trợ tại nhà. Trong quá trình điều trị bệnh lậu người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục và cẩn thận khi tiếp xúc với người khác để tránh việc lây bệnh cho người khác. Ngoài ra, điều trị bệnh lậu là điều trị luôn cả người bạn đời của bạn. Bởi vì bệnh có thể đã “di căn” sang người mà bạn đầu ấp tay gối. Bên cạnh đó sau khi điều trị bệnh lậu để chắc chắn bệnh đã khỏi hoàn toàn thì bạn nên đi tái khám đúng hẹn, để xác định bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu như: tiểu buốt, đau dọc niệu đạo, đi tiểu kèm mủ, nước tiểu đục hay có mủ chảy ra ở đầu dương vật,…cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị sớm và kịp thời thì việc chữa trị dễ dàng hơn và phòng tránh lây nhiễm cho cả bạn tình.

Có thể bạn muốn biết: Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới tránh biến chứng nguy hiểm

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *