Bệnh giang mai ở nam giới và cách điều trị tốt nhất hiện nay

Bệnh giang mai ở nam giới có thể điều trị một cách dễ dàng nếu như phát hiện sớm và tuân thủ theo một phác đồ điều trị khoa học. Giang mai có thể xuất hiện ở cả nam và nữ và tính chất lây lan khá nhanh nên việc điều trị và phòng tránh gặp rất nhiều khó khăn.

Bệnh giang mai ở nam giới
Bệnh giang mai ở nam giới có thể điều trị được nếu bạn phát hiện sớm và chữa trị đúng phương pháp

Giang mai là một bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục, do xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Chúng lây lan nhanh qua việc quan hệ không an toàn, từ mẹ sang con…

Tuy nhiên, giang mai không phải là bệnh nan y, nó hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa được nếu bạn nắm rõ nguyên nhân cũng như các giai đoạn của giang mai. Hãy xem bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất về bênh giang mai ở nam giới và cách điều trị phổ biến nhất hiện nay.

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở nam giới

Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh giang mai lên đến 40% cho một lần giao hợp, những con đường lây truyền của giang mai hầu như luôn là qua đường tình dục, mặc dù có những trường hợp ghi nhận bệnh giang mai bẩm sinh do lây truyền từ mẹ hay lây qua đường thai sản khi sinh.

 nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở nam giới
Tình dục không an toàn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh giang mai ở nam giới

✪ Tuy nhiên, các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh giang mai ở nam giới, có thể kể đến như sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, đây chính là con đường đầu tiên cũng chiếm tỷ lệ cao nhất khi lây truyền các bệnh tình dục nói chung.
  • Lây truyền qua đường máu, theo đó máu của người bệnh giang mai có thể chứ xoắn khuẩn giang mai. Do đó nếu được truyền máu từ người mắc bệnh giang mai thì nguy cơ lây bệnh là 100%.
  • Ôm, hôn, mơn trớn hoặc do tiếp xúc với các vết thương hở trên da. Điều này có thể xoắn khuẩn giang mai bám trên cơ thể của bạn chờ cơ hội xâm nhập vào cơ thể và lây bệnh giang mai.
  • Lây từ mẹ sang con, đây là nguyên nhân khiến nhiều nam giới mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Ngoài ra, cũng có trường hợp lấy bệnh qua đồ dùng cá nhân, quần áo, đồ lót của người bệnh giang mai. Tuy nhiên nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá thấp, không đáng kể, vì xoắn khuẩn giang mai chỉ có thể sống trong môi trường ấm nóng và ẩm ướt nên tỷ lệ sống bên ngoài môi trường khá thấp.

Các giai đoạn của bệnh giang mai ở nam

Bệnh giang mai phát triển theo 3 giai đoạn chính và 1 thời gian u bệnh khá dài.

✪ Giai đoạn 1

  • Đây có thể nói là giai đoạn quan trọng nhất để phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn này, tỷ lệ điều trị khỏi rất cao.
  • Giai đoạn này có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Thông thường trung bình là 21 ngày sẽ xuất hiện các tổn thương ở điểm tiếp xúc, vết loét  thường xuất hiện ở quy đầu, dương vật hay trực tràng.
  • Các triệu chứng trên có thể tự biến mất sau 3 đến 6 tuần kể cả khi không điều trị cho nên khiến nhiều người nhầm tưởng là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên vi khuẩn lúc đó đã đi vào máu, khiến cho bệnh có những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2

  • Giai đoạn 2 sẽ cách giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần. Giai đoạn này có thể có nhiều biểu hiện khác nhau như nốt ban, màu hồng như hoa đào không gây ngứa, xuất hiện trên lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp cả tứ chi. Vết ban có hình hoa đào màu hồng hoặc tím khi ấn vào sẽ tự mất đi, không nổi cộm trên da, không bong vẩy.
  • Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng và mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số khác có thể bị viêm mang xương, viêm dây thần kinh thị giác. Các triệu chứng này có thể mất đi sau 3 đến 6 tuần.

Giai đoạn 3

  • Giai đoạn 3 có thể kéo dài từ 3 đến 15 năm kể từ ngày kết thúc các dấu hiệu của giai đoạn 1 và được chia ra thành ba hình thức khác nhau như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Tuy nhiên, nhưng người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn này không lây bệnh cho người khác.
  • Ở giai đoạn này nếu không điều trị kịp thời thì 60% những nam giới sẽ xuất hiện triệu chứng sưng mủ gây tổn thương đến các cơ quan, hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan, nghiêm trọng và gây ra những tổn thường vĩnh viễn không thể điều trị được.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, khi có dấu hiệu của bệnh giang mai, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Thông tin thêm: Triệu chứng của bệnh giang mai

Cách điều trị bệnh giang mai ở nam giới

Phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng nhanh và ngược lại nếu giai đoạn cuối thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn được nữa, các biện pháp điều trị lúc này chỉ nhằm hạn chế tiến triển của bệnh và hạn chế các di chứng mà bệnh mang lại.

1. Điều trị giang mai ở nam giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên điều trị giang mai không biến chứng bằng một liều duy nhất pennicillin G tiêm cơ bắp.

Nếu như không có pennicillin G thì Doxycycline và tetracycline cũng là một sự lựa chọn thay thế phổ biến.

2. Điều trị giang mai ở nam giai đoạn biến chứng

Do pennicillin G là thuốc ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với bệnh nhân giang mai thần kinh thì pennicillin G không có tác dụng, nên cần được tiêm ở liều cao và tiêm vào tĩnh mạch trong thời gian 10 ngày liên tục.

Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với pennicillin G thì có thể sử dụng cetriaxone thay thế.

điều trị giang mai ở nam giới
Ở giai đoạn biến chứng thì việc điều trị giang mai ở nam giới chỉ là hạn chế các biến chứng của bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm

Ở giai đoạn này thì chỉ điều trị các triệu chứng nhằm hạn chế biến chứng của bệnh, tuy nhiên không thể cải biên được các thiệt hại do bệnh đã gây ra.

3. Tác dụng phụ khi điều trị giang mai

Một trong những tác dụng phụ chính của việc điều trị bệnh giang mai là phản ứng Jarisch – Herxhimer. Phản ứng này thường xuất hiện sau 1 giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ bao gồm đau đầu và đau nhứt cơ bắp.

Ngoài ra một số triệu chứng khác có thể mắc phải trong lúc điều trị bệnh giang mai ở nam giới bao gồm sốt cao nhịp tim nhanh hay hồi hộp.

✪ Lưu ý khi điều trị bệnh giang mai ở nam giới:

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do đó nếu bạn phát hiện bản thân có triệu chứng của bệnh giang mai thì nên nhanh chóng đưa cả bạn tình của mình đến bệnh viên để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Khi chữa bệnh giang mai bạn cần chú ý thời gian mà mình điều trị bệnh là giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối của bệnh. Vì thời gian ủ bệnh của giang mai là khá lâu nhưng đôi khi lại không có triệu chứng rõ rệt nào cả. Điều trị quá muộn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh và cả thế hệ sau, thậm chí là người thân xung quanh.

Ngoài ra, bạn cần có kiến thức chính xác nhất về bệnh để hạn chế các biến chứng và có biện pháp phòng ngừa bệnh khoa học nhất.

Cách phòng tránh giang mai ở nam

Hiện nay vẫn chưa có vác-xin để phòng ngừa bệnh giang mai, cho nên vấn để phòng ngừa bệnh giang mai vẫn nằm ở chỗ mỗi người nên tự có biện pháp bảo vệ bản thân mình trước bệnh xã hội nguy hiểm.

Ngoài trừ quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, sử dụng các biện pháp bảo hộ như bao cao su thì bạn cũng nên chú ý một số vấn đề để tránh lây bệnh giang mai.

✪ Một số vấn đề cần thực hiện để phòng tránh bệnh giang mai như sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh giang mai ở nam giới để tránh trường hợp lây nhiễm sang cho người khác.
  • Để không tái lây phát bệnh, bạn nên chú ý tránh quan hệ với “đối tác” lạ. Kể cả việc ôm hôn hay mớn trớn bên ngoài cũng có thể khiến cho xoắn khuẩn giang mai lây nhiễm sang người bạn.
  • Kể cả việc quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm giang mai. Nước bọt là điều kiện tốt để xoắn khuẩn giang mai sinh sống và phát triển.
  • Ngoài ra, bạn nên tránh dùng chung đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn tắm và nhất là quần lót với người khác. Nếu bạn có người thân hay bạn bè mắc bệnh giang mai, bạn nên tránh tiếp xúc vết thương hở hay tiếp xúc thân mật.

Tuy nhiên, trò chuyện hay một cách nắm tay nhẹ không thể khiến bạn bị lây bệnh. Tránh vì sợ hãi mà xa lánh kỳ thị những người bệnh giang mai. Chúng tôi hy vọng những thông tin cung cấp trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh giang mai ở nam giới để có liệu pháp điều trị khoa học và cách điều trị hợp lý.

Thông tin có thể bạn quan tâm: Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Rate this post

Bình luận (1)

  1. Quâng says: Trả lời

    Vậy mình đi đâu để khám và điều trị giang mai ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *