Lưu ý cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu phải đối mặt với nhiều thay đổi, thường xảy ra tình trạng ốm nghén cũng như hay gặp phải các “rủi ro” nhất. Do đó, bạn cần biết cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu đúng cách để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi.

  luu-y-cach-cham-soc-ba-bau-3-thang-dau2

Trong 9 tháng 10 ngày mang nặng thì 3 tháng đầu được coi là giai đoạn quan trọng nhất. Bất kỳ một sai lầm nhỏ nào có thể dẫn đến nguy hiểm khó lường. Với những người đầu tiên làm mẹ, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên không biết cách chăm sóc trong 3 tháng đầu như thế nào là tốt nhất. Dưới đây là một vài lưu ý và hướng dẫn cách chăm sóc phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nên tham khảo thực hiện:

Bí quyết chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất

1. Chế độ dinh dưỡng

Bà bầu trong 3 tháng đầu cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể cũng như đủ “điều kiện” cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ kiêng cữ: tránh rượu bia và các chất kích thích, nước giải khát công nghiệp, thức ăn đồ uống lạnh, thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… có thể gây dị tật bẩm sinh.

luu-y-cach-cham-soc-ba-bau-3-thang-dau

Đặc biệt, một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng sảy thai cần tuyệt đối tránh như: đu đủ xanh, lô hội, rau sam, phomat, hải sản và thịt xông khói, cà phê, dứa,…

>>Xem thêm: mang thai tháng thứ mấy uống nước dừa được

2. Chế độ tập luyện

Những bài tập nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ không chỉ giúp tăng sức đề kháng, tránh một số bệnh, giúp hạn chế các biến chứng xảy ra khi mang thai mà còn giúp “vượt cạn” dễ dàng hơn nữa đấy. Không chỉ 3 tháng đầu mà trong suốt quãng thời gian còn lại mẹ bầu cũng nên duy trì thói quen tốt này. Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi họp lý và cũng cần tránh thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc hay tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều,…

3. Thăm khám định kỳ

Đây là việc mà các mẹ nên làm để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé ngay khi thấy dấu hiệu có thai. Thăm khám định kỳ giúp theo dõi sát sao sự thay đổi của thai nhi, tránh các dị tật bẩm sinh cũng như phát hiện ra các bất thường và có hướng giải quyết kịp thời. Cũng nên chú ý: Giai đoạn này các mẹ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ và thường nghĩ đến các loại thuốc ngủ, thuốc an thần để khắc phục; Hay dễ bị ra máu, co thắt bụng dưới,… không được coi thường. Mẹ bầu cần thăm khám để được tư vấn và có cách đối phó hiệu quả nhất, tránh các nguy hiểm có thể xảy ra.

luu-y-cach-cham-soc-ba-bau-3-thang-dau1

4. Đối phó với tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là điều “kinh khủng” với nhiều mẹ bầu. Khó có thể loại bỏ dứt điểm được triệu chứng này, song một vài lời khuyên sau có thể giúp bạn giảm bớt những khó chịu do chúng gây ra một cách hữu hiệu:

– Thay vì ăn 3 bữa chính thì các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa.

– Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy hoặc nho khô ngay sau khi thức dậy. Luôn luôn mang bên người một số món ăn vặt để chống chọi với những cơn thèm ăn.

– Nên nằm nghỉ ngơi 20-30 phút trước khi ra khỏi giường và bắt đầu ngày mới để cơ thể thoải mái hơn, tránh cảm giác buồn nôn.

– Một số thực phẩm có thể giúp khắc phục những phiền phức do ốm nghén gây ra như: vỏ cam, gừng, củ cải, ô mai,… bạn nên làm bạn với chúng.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *