Một số bệnh phụ khoa thường gặp

Một số bệnh phụ khoa thường gặp sau đây chị em cần biết để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bên cạnh đó có cách phòng bệnh hiệu quả phụ khoa nhất. Hãy tự trang bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Bệnh phụ khoa là cụm từ dùng để chỉ chung cho những căn bệnh liên quan đến vùng kín của phụ nữ (âm đạo, tử cung, buồng trứng). Đây có thể là những viêm nhiễm phụ khoa thông thường hay nghiêm trọng có thể biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ. Dù ở mức độ nào thì chị em cũng cần biết để có cách đối phó kịp thời khi phát hiện những bất thường liên quan đến vùng kín. Màu sắc, tính chất khí hư và chu kỳ kinh nguyệt là những yếu tố quan trọng thể hiện sức khỏe phụ khoa nữ giới. Do đó bạn nên để ý hơn đến chúng vì rất có thể sự thay đổi của chúng là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa.

Hand on belly
Một số bệnh phụ khoa thường gặp

Sau đây là 4 căn bệnh phụ khoa thường gặp nhất:

Một số bệnh phụ khoa thường gặp

1. Viêm âm đạo

Đây là bệnh phụ khoa thường gặp nhất không thể không kể đến, thường gặp ở phụ nữ đã quan hệ tình dục. Triệu chứng điển hình nhất là khí hư ra nhiều, ngứa ngáy vùng kín, khí hư có màu trắng đục hoặc vàng xanh,…tùy theo tác nhân gây bệnh là tạp trùng, nấm candida hay vi khuẩn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là việc vệ sinh vùng kín không đúng cách, các thói quen sinh hoạt không khoa học,… tác động làm mất cân bằng môi trường pH âm đạo, từ đó, vi khuẩn có hại tấn công và bùng nổ gây viêm nhiễm. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày, đời sống vợ chồng và nếu không chữa dứt điểm thì khả năng sinh sản cũng bị liên lụy.

2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Triệu chứng thường gặp là tình trạng khí hư ra nhiều bất thường, vùng kín luôn ẩm ướt, đau và xuất huyết nhẹ sau quan hệ tình dục. Viêm lộ tuyến cổ tử cung xuất phát từ tổn thương lộ tuyến cổ tử cung lành tính, gặp phải ở đối tượng phụ nữ đang ở thời kỳ buồng trứng hoạt động mạnh mẽ, sau nạo phá thai,… Bệnh nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh em bé cũng như khả năng sinh sản của chị em.

3. Viêm tử cung

Đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường, sản dịch ra nhiều, khí hư lẫn mủ,... là những dấu hiệu tố cáo bệnh viêm tử cung. Nguyên nhân gây bệnh thường xuất phát từ việc rối loạn kinh nguyệt thường xuyên hoặc sau sẩy thai, nạo phá thai,…

4. Rối loạn kinh nguyệt

Thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì khi kinh nguyệt chưa điều hòa và ổn định, nhưng ở độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh cũng mắc phải. Đây là nguyên nhân cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm hơn như: lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, nang naboth tử cung,….

Biểu hiện nhận biết là chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc kéo dài hơn bình thường, máu kinh vón cục, ra nhiều hay ít hơn, có màu sắc khác lạ kèm mùi hôi khó chịu, tình trạng rong kinh kéo dài,….

Cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu của bệnh phụ khoa?

Nguyên tắc chữa bệnh hiệu quả là phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách. Ngay khi phát hiện những triệu chứng trên, bạn nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ để có cách chữa trị hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên tự chẩn bệnh và mua thuốc về điều trị hay dùng các bài thuốc dân gian khi chưa được tư vấn của bác sĩ. Đây là một trong những sai lầm phổ biến khiến tình trạng bệnh trở nên nặng và khó chữa hơn rất nhiều.

mot-so-benh-phu-khoa-thuong-gap2

Cách chữa bệnh phụ khoa tại nhà và phòng bệnh hiệu quả nhất

Các viêm nhiễm phụ khoa thông thường hoàn toàn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng cách áp dụng các bài thuốc dân gian như: chữa bệnh phụ khoa bằng lá lốt, lá trầu không, chè xanh,… Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh chữa sai bệnh.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy chị em hãy tự bảo vệ sức khỏe vùng kín bằng cách thực hiện những biện pháp sau đây:

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách là nguyên tắc đơn giản nhưng quan trọng để hạn chế tối đa mắc các bệnh phụ khoa.

– Có chế độ làm việc, ăn uống và sinh hoạt khoa học; tích cực tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cơ thể.

– Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe; nên ăn sữa chua mỗi ngày để vùng kín được khỏe mạnh hơn giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

– Không nên lạm dụng thuốc tránh thai và các thủ thuật phụ khoa gây tổn thương vùng kín,…

– Khám bệnh phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/lần là lời khuyên tốt cho tất cả chị em,…

Tìm hiểu thêm:

Mách chị em cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa không hề khó

Các bước khám phụ khoa như thế nào? ở đâu tốt?

Các triệu chứng viêm phụ khoa bạn đừng bỏ lỡ

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *