Tác dụng của lá tía tô đối với chị em phụ nữ

Không chỉ được biết đến như một loại rau gia vị hay rau sống ăn kèm làm tăng thêm hương vị hấp dẫn cho các món ăn, lá tía tô còn chữa nhiều bệnh đặc biệt được dùng nhiều cho phụ nữ. Tìm hiểu một số tác dụng của lá tía tô đối với chị em phụ nữ.

Tía tô hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: é tía, tử tô, xích tô. Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế- tâm – tỳ, không độc. Chúng được xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt,…

tac-dung-cua-la-tia-to-doi-voi-chi-em-phu-nu

Theo Y học hiện đại, trong thành phần tía tô giàu vitamin A, C và các khoáng chất như can xi, sắt và phốt pho, tinh dầu có khả năng kháng khuẩn,… rất tốt cho sức khỏe và rất cần thiết để chăm sóc da làm đẹp. Một số nghiên cứu cũng cho rằng: Lá tía tô chữa bệnh đau dạ dày rất tốt nhờ chứa hoạt chất tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Đồng thời còn giúp người bệnh ăn ngon và ngủ ngon giấc hơn.

Đặc biệt, nói đến lá tía tô người ta không thể nhắc đến những công dụng làm đẹp cho chị em, hay quên kể đến các bài thuốc chữa bệnh đối với bà bầu.

Tác dụng của lá tía tô đối với chị em phụ nữ

1. Làm đẹp

Những dưỡng chất có trong lá tía tô được chứng minh rất cần thiết để bổ sung độ ẩm cho làn da, làm trắng da toàn thân, trị mụn,… Chính vì thế, đã từ rất lâu chị em đã truyền tai nhau những bí quyết làm đẹp da từ lá tía tô như:

tac-dung-cua-la-tia-to-doi-voi-chi-em-phu-nu1

Cải thiện làn da khô: Lấy lá tía tô đem ngâm rửa sạch với nước muối rồi phơi khô. Dùng lá tía tô khô thêm nước sôi như pha trà và uống hàng ngày sẽ giúp khắc phục tình trạng làn da khô ráp từ bên trong, tăng cường quá trình đào thải tế bào da chết, làm sáng da và chống lão hóa da hiệu quả.

Tuy nhiên, hãy dùng vào những ngày trời mát hoặc lạnh nhé, bởi chúng sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt độ đấy!

Tắm trắng toàn thân: Lá tía tô cũng được coi là một nguyên liệu làm trắng da an toàn và đơn giản tại nhà. Tắm nước lá tía tô đều đặn giúp khắc phục tình trạng da xỉn màu, kích thích lưu thông máu dưới da giúp da khỏe mạnh và hồng hào hơn.

Thực hiện cách này, bạn có thể dùng lá tía tô tươi hay khô lượng vừa phải, đun sôi trong vài phút hay ngâm trong nước sôi khoảng 15 phút. Đợi nước nguội bạn dùng nước này để tắm, mỗi tuần thực hiện 3 lần sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.

Trị mụn: Chị em có thể làm giảm mụn, giảm sưng tấy do mụn và trị mụn bọc, trị mụn thịt, mụn trứng cá nhanh bằng lá tía tô với cách làm đơn giản. Lá tía tô đem rửa sạch, cho thêm một ít muối giã nát. Chắt lấy nước cốt, dùng bông sạch thấm rồi bôi lên vùng da bị mụn. Lưu lại mặt nạ trị mụn này trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần cũng rất hữu hiệu.

2. Tốt cho bà bầu

Theo kinh nghiệm dân gian, lá tía tô có thể giúp khắc phục tình trạng động thai và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn bằng cách:

Giúp dễ đẻ hơn: Uống nước lá tía tô có thể giúp cổ tử cung mềm ra và mở rất nhanh, giúp sinh nở dễ dàng hơn. Bà bầu khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, sản phụ nên nhờ người nhà nấu cho một ca nước với lá tía tô (lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun bình thường), nước tía tô càng đặc càng tốt. Để nguội bớt rồi uống liên tục khoảng 0,5-1 lít.

  tac-dung-cua-la-tia-to-doi-voi-chi-em-phu-nu2

Lý khí, an thai: Trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ bầu thấy hay đau trướng ngực, đau bụng, đau lưng hay thai động không yên có thể dùng bài thuốc từ lá tía tô và một số vị thuốc khác như sau: Lá tía tô 8g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.

Giải cảm: Món cháo tía tô giúp giải cảm nhanh được áp dụng nhiều và nó cũng rất an toàn nên mẹ bầu có thể áp dụng để đối phó với chứng cảm cúm, cảm lạnh. Cần chuẩn bị: Lá tía tô (tươi) 12-30g, củ hành tím (hoặc hành tăm) 6-12g, gừng tươi 4-10g, trứng gà 1 quả và gạo 30-80g. Thực hiện: Lá tía tô đem rửa sạch thái nhỏ, củ hành cắt nhỏ, gừng cắt sợi; Gạo cho vào nồi thêm nước nấu cho đến khi gạo nở chín nhừ bạn cho lòng đỏ trứng đã đánh tan vào đảo đều, tắt bếp cho gừng +hành+tía tô vào và nêm gia vị vừa ăn. Dùng cháo tía tô khi nóng, khi toát mồ hôi dùng khăn sạch lau khô và nhớ tránh gió nhé!

tac-dung-cua-la-tia-to-doi-voi-chi-em-phu-nu3

Có thể bạn quan tâm:

♦ Cảnh báo các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai

♦ 5 bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà cho chị em phụ nữ

>>Lưu ý: Theo các bác sĩ, dùng lá tía tô trong thời gian dài có thể khiến huyết áp tăng, khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ. Nhiều chị em mách nhau rằng: Nấu nước lá tía tô thật loãng rồi uống ngày 1 ly ngay từ tháng thứ 8 cũng có công dụng giúp sinh nhanh và không sợ sót nhau. Nhưng điều này không có cơ sở, dùng nhiều có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi. Do đó, cần hết sức thận trọng.

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *