Thời gian ủ của bệnh sùi mào gà

Thời gian ủ của bệnh sùi mào gà bao lâu – Là một vấn đề rất nhiều người quan tâm lo lắng. Sùi mào gà là một bệnh xã hội do virus Human papilloma (HPV) gây ra và lây lan qua đường tình dục. Bệnh trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thời gian ủ bệnh lâu, không có triệu chứng cụ thể nên khó phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Tuy vậy, việc tìm hiểu những kiến thức cần thiết về căn bệnh, các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà,… rất cần thiết giúp cho việc phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới các bạn những thông tin đầy đủ, chi tiết.

Thời gian ủ của bệnh sùi mào gà

Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục dục và qua tiếp xúc với mầm bệnh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục như nhiều người vẫn nghĩ mà có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể khi tiếp xúc có vi khuẩn HPV như chân, tay, môi, mắt, miệng,… Bệnh từ khi lây nhiễm sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Các triệu chứng của bệnh cũng phát triển theo từng giai đoạn từ những biểu hiện bệnh giai đoạn đầu tới khi bệnh phát triển. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh sùi mào gà cụ thể như sau:

Ở giai đoạn đầu, tại chỗ tiếp xúc với mầm bệnh sẽ xuất hiện những vết sùi nhỏ mềm, có màu hồng tươi, đường kính khoảng 1 – 2mm và nhô lên hẳn bề mặt. Cũng có trường hợp là các sùi nhỏ hình tròn bẹt, màu hồng và bề mặt thô ráp.

Khi bệnh phát triển, các sùi nhỏ sẽ lớn dần và có kích thước lớn hơn, lên tới vài cm. Chúng liên kết lại với nhau tạo thành những mảng rộng trông giống như hình mào gà hoặc hoa súp lơ. Trên bề mặt lúc nào cũng ẩm ướt, mềm, ở giữa các sùi khi ấn có mủ trắng chảy ra.

Các triệu chứng bệnh sùi mào gà ban đầu thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Người bệnh cần quan sát cụ thể và xem xét kết hợp với nhiều biểu hiện khác qua từng giai đoạn cụ thể để nhận biết và điều trị kịp thời.

Có thể bạn chưa biết:  Mắc sùi mào gà nên ăn gì và kiêng ăn gì

Thời gian ủ của bệnh sùi mào gà là bao lâu ?

Thời gian ủ của bệnh sùi mào gà

Ngay sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh sùi mào gà sẽ bị lây nhiễm hoặc có nhiều trường hợp bị phơi nhiễm sẽ trải qua thời gian ủ bệnh, phát triển bệnh giai đoạn đầu, giai đoạn sau. Cần đặc biệt lưu ý từng dấu hiệu bệnh qua các giai đoạn.

– Giai đoạn ủ bệnh:

Giống như nhiều căn bệnh do virut gây ra thường có thời gian ủ bệnh trước khi khởi phát với các triệu chứng cụ thể. Bệnh sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh thông thường từ 3- 8 tháng, trung bình là 3 tháng. Trong thời gian này hầu hết người bệnh sẽ không thấy có bất cứ triệu chứng gì để nhận biết. Chính vì vậy mọi việc về phát hiện, ngăn chặn và chữa trị cũng như phòng lây nhiễm bệnh cho người khác là không có.

– Giai đoạn đầu:

  • Dấu hiệu đặc trưng như đã nêu là xuất hiện các sùi nhỏ mềm, có màu hồng. Kèm theo đó là cảm giác ngứa rất khó chịu. Khi bệnh phát triển, các sùi phát triển với kích thước lớn hơn, có mủ gây mùi hôi, khi bị vỡ sẽ gây lở loét, tổn thương da dẫn đến cảm giác đau rát, chảy máu.
  • Người bệnh gặp phải hiện tượng đi tiểu ra máu, tiểu khó, tiểu buốt do sự xuất hiện của các mụn cóc. Nếu trường hợp mụn cóc to có thể dẫn tới hiện tượng bị tắc niệu đạo rất nguy hiểm.
  • Nếu là bệnh sùi mào gà ở nữ giới sẽ xuất hiện ở mép hoặc bên trong âm đạo, hoặc quanh hậu môn, bệnh nặng có thể lan tới tử cung. Còn ở nam giới thường xuất hiện các sùi ở bao quy đầu, niệu đạo, quanh dương vật, vật môn và bìu.

– Giai đoạn sau:

  • Các u nhú phát triển với kích thước lớn hơn và lan rộng tạo thành từng mảng, có khi bao trùm lên toàn bộ bộ phận sinh dục hoặc ở những chỗ phát bệnh khác. Ở giữa các sùi sẽ có mủ tiết dịch mùi hôi và rất dễ bị chảy máu.
  • Chảy máu nhiều, bội nhiễm do tiết dịch mủ. Kèm theo đó là các bạch huyết vùng bẹn sưng to hơn, tích tụ nhiều mủ khiến cho tình trạng bệnh càng nặng. Nhiều trường hợp có kèm theo bị sốt cao và rất đau đớn.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây: 

→ Chữa bệnh sùi mào gà bằng dân gian

→ Cách điều trị bệnh sùi mào gà tái phát

Để phát hiện bệnh sùi mào gà, người bệnh cần chú ý quan sát các dấu hiệu cụ thể. Tiến hành thăm khám và xét nghiệm cụ thể để nhận biết bệnh và điều trị kịp thời. Bệnh rất dễ tái phát lại sau khi điều trị nên cần chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Quan trọng nhất là nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian chữa trị và sau khi bệnh mới khỏi. Thời gian về sau khi bệnh đã ổn định cũng cần có biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục để tránh bệnh tái phát, lây lan và phát triển mạnh thêm. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng bị bệnh; xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học; đi khám định kỳ thường xuyên.

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *