Thụt rửa âm đạo tốt hay không tốt

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc vệ sinh sâu vùng kín và làm sạch âm đạo. Rất nhiều thắc mắc của chị em đã gửi về chuyên mục với câu hỏi như thực hư việc thụt rửa âm đạo tốt hay không tốt, thụt rửa sâu có gây ảnh hưởng gì đến âm đạo hay không?,… Để giải đáp cho vấn đề này mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời đáp chính xác nhất.

Vệ sinh vùng kín là một trong những thao tác được nhiều chị em áp dụng làm sạch vùng kín. Tuy nhiên việc làm sạch sâu như thụt rửa âm đạo cũng không ngoại lệ góp phần làm sạch sâu hơn với vùng kín. Và cũng ít ai biết rằng việc thụt rửa âm đạo đối với cơ thể là tốt hay xấu. Với công cụ đi kèm là chai có đầu dây nhỏ giúp đi sâu phun nước vào âm đạo. Nguyên liệu thường dùng chính là nước, giấm hoặc các dung dịch chuyên dụng.

thut-rua-am-dao-tot-hay-khong-tot

Dụng cụ thụt rửa âm đạo

Thụt rửa âm đạo tốt hay không tốt?

Có rất nhiều chị em cho rằng việc thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo là cần thiết. Bởi vì nó có thể hạn chế các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, làm sạch vùng kín sau khi quan hệ, loại bỏ mùi hôi vùng kín,.. Tuy nhiên hiện nay chưa có bằng chứng nào lý giải về điều đó. Các bác sĩ phụ khoa đều khuyến cáo không nên thụt rửa sâu âm đạo thường xuyên. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng như:

Gây viêm vùng chậu: Các nghiên cứu chứng minh rằng: đối tượng thường xuyên thụt rửa âm đạo có nguy cơ bị viêm vùng chậu cao hơn người khác 73%. Nguy cơ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. 

– Gây lạc nội mạc tử cung: Thụt rửa âm đạo trong chu kỳ kinh nguyệt khiến máu kinh bị đẩy ngược lại vào bên trong gây hiện tượng lạc nội mạc tử cung.

thut-rua-am-dao-tot-hay-khong-tot2

Thụt rửa âm đạo có thể gây ra các bệnh phụ nữ

– Ảnh hưởng đến thai nhi: Việc vệ sinh sâu bên trong vùng kín làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất cao. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tỷ lệ này lên đến 76%. Ngoài ra khả năng sinh non cũng dễ gặp phải nếu thực hiện thao tác này này quá nhiều trong suốt thai kỳ.

– Mắc nhiều bệnh phụ khoa khác: Thụt rửa sâu khiến các vi khuẩn, nấm, virus có cơ hội thuận lợi để tấn công sâu vào bên trong và gây bệnh một cách dễ dàng. Ngoài ra, chúng còn góp phần ảnh hưởng đến cơ chế tự làm sạch vùng kín, gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Từ đó, các viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ,…. Bắt đầu biểu hiện triệu chứng. Nguy hiểm nhất là khả năng mắc ung thư cổ tử cung đe dọa thiên chức làm mẹ và tính mạng chị em.

Bạn muốn biết thêm:

→ Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

→ Cách phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới

Khi nào nên thụt rửa âm đạo?

Vùng kín quá sạch hoặc quá bẩn đều là môi trường “béo bở” để các viêm nhiễm phụ khoa có cơ hội ” hoành hành”. Và thụt rửa âm đạo không hoàn toàn xấu nếu bạn biết chính xác thời điểm thụt rửa âm đạo. Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên thực hiện việc này khi được hỉ định. Và tuyệt đối không được tự ý thực hiện khi chưa được sự cho phép. Bởi nó có thể gây ra một số hậu quả vô cùng nghiêm trọng và không đáng có. 

Nếu nhận thấy vùng kín có những bất thường về khí hư: mùi hôi và màu sắc, tính chất thì bạn nên đến ngay các cơ sở khám phụ khoa uy tín để được chẩn đoán và đưa ra phương án đối phó phù hợp.

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách

Để hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa và ngăn ngừa hiệu quả những rắc rối do bệnh gây ra, bạn cần thực hiện những nguyên tắc sau:

– Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ và đúng cách bằng nước sạch từ 2-3 lần/ngày.

– Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH vừa phải, nên ở ngưỡng 3,8 – 4,5, tránh sản phẩm có mùi thơm mạnh và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

thut-rua-am-dao-tot-hay-khong-tot1

Chọn dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp

– Đổ dung dịch vệ sinh phụ nữ vào bồn tắm tránh trường hợp chúng tràn ra ngoài và phát huy tối đa công dụng. Sau đó tắm lại bằng vòi hoa sen cho thật sạch.

– Giữ vùng kín luôn khô ráo,…

Rate this post

Bình luận (2)

  1. Đúng rồi đấy! Mình bị viêm âm đạo cũng vì “trót dại” vì những lần dùng vòi nước xịt rửa sâu vào bên trong âm đạo vì nghĩ như thế thì vùng kín được sạch sẽ hơn và loại bỏ mùi hôi hám khó chịu. Bệnh phụ khoa này dễ mắc mà cũng khó chữa dứt điểm thật đấy, qua nhiều lần dùng phương pháp này phương pháp nọ giờ mới khỏi hẳn. Qủa là gian nan! 🙂

    1. Laigiang says: Trả lời

      B làm cách nào mà khỏi dứt điểm đc vậy? Mình làm đủ mọi cách mà bệnh tình vẫn tái đi tái lại khổ lắm huhu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *