Viêm loét cổ tử cung được chia thành 3 cấp độ với các triệu chứng và phương thức điều trị khác nhau. Dưới đây là các kiến thức về cách điều trị viêm loét cổ tử cung theo cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 mà các chị em phụ nữ nên biết.
Viêm loét cổ tử cung là một bệnh lý viêm nhiễm ở cổ tử cung nữ giới do nhiều nguyên nhân như vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc vệ sinh chưa sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ tình dục quá thô bạo, nạo phá thai nhiều lần, dị ứng với vòng tránh thai, sinh đẻ nhiều lần, rong kinh kéo dài…
Các cấp độ viêm loét cổ tử cung
Dựa trên diện tích viêm loét mà bệnh viêm loét cổ tử cung được chia thành 3 giai đoạn là:
- Giai đoạn đầu, tương ứng với cấp độ 1: Vết loét chiếm khoảng 1/3 diện tích cổ tử cung.
- Giai đoạn giữa, tương ứng với cấp độ 2: Vết loét chiếm khoảng 1/2 diện tích của cổ tử cung.
- Giai đoạn cuối, tương ứng với cấp độ 3: Vết loét chiếm gần như toàn bộ cổ tử cung.
Điều trị viêm loét cổ tử cung theo từng cấp độ
1- Cách điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 1
- Nhận biết viêm loét cổ tử cung cấp độ 1:
Đây là cấp độ đầu tiên của bệnh nên mức độ còn nhẹ, bệnh mới hình thành chưa có dấu hiệu rõ ràng. Các biểu hiện ở giai đoạn này thường là khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh… nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Diện tích vết loét chiếm khoảng 1/3 diện tích của cổ tử cung.
- Điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 1:
Cách 1: Sử dụng dung dịch bạc nitrat 10-30% hoặc iot 10%
Dùng bông thấm dung dịch trên rồi bôi nhẹ nhàng vào chỗ bị viêm. Sau đó, rửa lại bằng nước muối sinh lý để chuyển hóa lượng dung dịch bạc nitrat còn thừa thành bạc clorua không ăn mòn.
Mỗi tuần thực hiện 2 lần, một liệu trình kéo dài từ 2-3 tuần; có thể thực hiện nhiều liệu trình.
Điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 1
Cách 2: Sử dụng dung dịch kali dicromat
Dùng dung dịch thuốc rồi bôi nhẹ nhàng lên vùng bị viêm. Sau kỳ kinh nguyệt thì bôi 1 lần, đến kỳ kinh nguyệt kế tiếp thì thực hiện lặp lại.
Trước khi phun thuốc, dùng gạc 0,1% Bromogeramine để rửa sạch cổ tử cung, sau đó dùng 2 bông thấm để tránh thuốc tràn xuống làm tổn thương niêm mạc âm đạo.
Sau khi kết thúc thì lấy bông ra và dùng bông thấm cồn 75% để lau lại vùng phun thuốc ( các thuốc đi kèm: kali dicromat 10g, axit sulfuric 75 ml, thêm nước 100ml ).
Trong thời kỳ điều trị, các chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, kiêng quan hệ tình dục, ăn uống thanh đạm và nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị.
2- Điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 2
- Nhận biết viêm loét cổ tử cung cấp độ 2:
Các triệu chứng đã xuất hiện rõ ràng và ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người phụ nữ:
– Khí hư ra nhiều bất thường, từ màu trắng trong sang màu xám hoặc vàng, dạng kết dính hoặc dạng mủ, mùi hôi khó chịu.
– Nóng rát và ngứa ngáy vùng kín.
– Đau khi quan hệ, đôi khi còn bị chảy máu âm đạo sau quan hệ.
– Tiểu đau, tiểu buốt, đau bụng, đau lưng dưới bất thường.
Viêm loét cổ tử cung giai đoạn 2 có thể gây vô sinh, gây viêm nhiễm lây lan như nội mạc tử cung, viêm vùng chậu mãn tính, viêm nhiễm đường tiết niệu… và tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Thuốc điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 2
- Điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 2:
Sau khi tiến hành xét nghiệm và được chẩn đoán viêm loét cổ tử cung cấp độ 2, bác sĩ cũng sẽ lên phương án điều trị hiệu quả và phù hợp với người bệnh. Thông thường, cách điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 2 chủ yếu là điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc bôi và thuốc đặt, có thể kết hợp với thuốc kháng sinh ngăn ngừa viêm nhiễm theo liều bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Trường hợp bệnh tái phát, cần phải tiến hành phẫu thuật bằng dao LEEP để loại bỏ hoàn toàn vết loét ở cổ tử cung.
3- Điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 3
- Nhận biết viêm loét cổ tử cung cấp độ 3:
Viêm loét cổ tử cung cấp độ 3 là cấp độ nặng nhất có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người phụ nữ. Các triệu chứng của bệnh viêm loét cổ tử cung trong giai đoạn này bao gồm:
– Vết loét chiếm gần hết diện tích cổ tử cung, bề mặt vết loét có màu hồng tươi, sung huyết và dễ chảy máu.
– Các triệu chứng ở cấp độ 1 và 2 như khí hư bất thường, đau rát khi quan hệ và có thể chảy máu sau khi quan hệ, nóng rát vùng kín…
– Ở phụ nữ mang thai: sức đề kháng giảm, mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác
Khi bị viêm loét cổ tử cung cấp độ 3, các chất nhầy bài tiết ở cổ tử cung và khối lượng bạch cầu tăng lên bất thường gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, các chị em còn có thể gặp phải một số căn bệnh ở cổ tử cung như polyp cổ tử cung, rách cổ tử cung hoặc u nang cổ tử cung…
Điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 3 bằng dao LEEP
- Điều trị viêm loét cổ tử cung cấp độ 3:
– Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giúp kháng viêm tại chỗ, ngăn chặn viêm nhiễm tiến triển.
– Thực hiện tiểu phẫu: Áp dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu như đốt điện, áp lạnh, đốt lazer, dùng dao LEEP… Trong đó, phương pháp dùng dao LEEP được đánh giá tốt vì cho hiệu quả điều trị cao, giảm nguy cơ tái phát bệnh, ít gây hại và không để lại sẹo ở cổ tử cung.
Viêm loét cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Muốn phòng ngừa căn bệnh này, các chị em phụ nữ nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, khám phụ khoa định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng nhằm giúp theo dõi và phát hiện sớm các biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh sản để điều trị kịp thời và hiệu quả.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!