Mắc bệnh viêm vùng chậu có con được không?

Nhiều chị em đang băn khoăn, lo lắng khi đi khám bác sĩ chuẩn đoán mình mắc phải bệnh viêm vùng chậu. Nỗi lo lắng được biểu hiện cụ thể qua rất nhiều câu hỏi mà các bạn muốn hỏi bác sĩ. Một trong số những câu hỏi mà khá nhiều người lo lắng và muốn biết là đó chính là bệnh viêm vùng chậu có con được không?

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Thị Tuyến chuyên khám và điều trị các bệnh phụ khoa tại bệnh viện Phụ Nữ, thành phố Đà Nẵng cho biết:

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn hoặc cổ tử cung bị hở khiến cho vi khuẩn có hại, có cơ hội xâm nhập vào các cơ quan ở bên trong như tử cung, vòi trứng, buồng trứng gây bệnh.Triệu chứng điển hình nhất là đau bụng vùng dưới, dịch âm đạo tiết ra nhiều và có mùi hôi nặng, chảy máu âm đạo hoặc lên cơ sốt. Ngoài ra bệnh lâu ngày còn kèm theo chứng mệt mỏi và ớn lạnh toàn thân.

Mắc bệnh viêm vùng chậu có con được không?

Như chúng ta đã biết, viêm vùng chậu là một trong những căn bệnh được xếp vào bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi lập gia đình. Khi bệnh xuất hiện người bệnh không chỉ đối mặt với các triệu chứng trên mà bệnh gây ra làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lí và chất lượng cuộc sống…. Về lâu dài, bệnh tiến triển sẽ chuyển sang mức độ nặng (viêm vùng chậu mãn tính) người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể là:

  • Bị Apxe buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
  • Biến chứng viêm phúc mạc tại ổ bụng, tắc ruột…
  • Người bệnh đã thụ thai thì sẽ có khả năng mang thai ngoài tử cung. Chiếm tỉ lệ 80-90%.
  • Và cuối cùng là nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới.

Vậy tại sao nói mắc bệnh viêm vùng chậu lại gây vô sinh là bởi vùng chậu có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận như tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng… Một khi không may tại vùng chậu bị viêm nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh có thể làm tắc ống dẫn trứng rồi gây ra hiện tượng ứ mủ vòi trứng. Đây là một trong những biến chứng của bệnh viêm vùng chậu mãn tính thường gặp nhất. Cụ thể nhất là trường hợp của Chị Trần Thị Tuyết Nga_32 tuổi, ở Đà Nẵng:

Thời gian chị đến bệnh viện phụ nữ khám là giữa tháng 7/2015, qua kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ Tuyến chuẩn đoán chị mắc phải bệnh viêm vùng chậu cấp tính và chỉ định dùng thuốc điều trị bệnh theo yêu cầu bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ còn khuyên chị phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sau 2 tháng dùng thuốc điều trị cần phải tái khám. Sau hơn hai tháng dùng thuốc không thấy chị quay trở lại, vì thế chúng tôi cũng không thể biết rõ khoảng thời gian về sau bệnh của chị có cải thiện tốt không, có khắc phục triệt để không. Mãi cho đến ngày 18/12/2016 chị được được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng cơ thể yếu ớt, lên cơn sốt, chảy mủ… sau khi kiểm tra và xem qua bệnh án trước đó của chị bác sĩ đã kết luận chị bị viêm vùng chậu mãn tính và yêu cầu phải làm thủ tục tiến hành phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hai bên để giữ lại mạng sống. Được biết chị Nga đã lập gia đình hơn 1 năm và hiện tại vợ chồng chị chưa có con nhưng vì bệnh không chữa trị sớm nên hậu quả mang lại rất đáng tiếc. Một trường hợp người thật, việc thật mà chúng tôi khuyên bạn đừng thờ ơ với bệnh viêm vùng chậu nếu không muốn hậu quả của bệnh mang lại giống như trường hợp của chị Nga vừa chia sẻ trên.

Do đó, việc theo dõi tình hình sức khoẻ, khi có những biểu hiện bất thường xuất hiện như: Cảm giác đau nhức tại vùng lưng dưới, đau bụng dữ dội vào những ngày hành kinh,  khi có quan hệ tình dục, chị em thường cảm thấy đau bụng dưới. Triệu chứng chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt, dịch âm đạo tiết ra nhiều và có màu sắc lạ, kèm theo mùi hôi rất khó chịu… Bạn cần phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để khám và làm các xét nghiệm cần thiết phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị đúng thuốc đúng bệnh.

♣ LỜI KHUYÊN:

Trong quá trình điều trị bệnh viêm vùng chậu người bệnh cũng nên chú ý dùng thuốc chữa bệnh theo chỉ định bác sĩ, kiên trì dùng thuốc cho đến khi bệnh khỏi hẳn không được dùng nữa chừng rồi bỏ. Bên cạnh đó bệnh nhân cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống có khoa học và giữ tâm lí luôn thoải mái hạn chế căng thẳng stress… giúp bệnh mau chóng được điều trị hiệu quả. Sau thời gian điều trị từ 2-3 tháng bạn nên tái khám để được kiểm tra sức khoẻ bệnh đã chữa khỏi hẳn chưa, nếu chưa bác sĩ điều trị sẽ thay đổi phương pháp khác.

CHIA SẺ THÊM:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *