Có nhiều cách chữa bệnh nấm phụ khoa hiệu quả như dùng mẹo dân gian, dùng thuốc đặt âm đạo hay điều trị nấm phụ khoa bằng các loại thuốc uống có tác dụng kháng nấm toàn thân. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh nấm phụ khoa lại rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh phụ khoa thông thường nên cần dùng đúng thuốc, đúng cách thì mới trị được bệnh dứt điểm.
Nội dung bài viết bao gồm:
Nấm phụ khoa – Thủ phạm chính gây viêm nhiễm vùng kín
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm phụ khoa
2. Nguyên nhân nhiễm nấm phụ khoa
Cách chữa nấm phụ khoa đơn giản mà hiệu quả tại nhà
Dùng thuốc trị nấm phụ khoa
Cách phòng ngừa bệnh nấm phụ khoa
Nấm phụ khoa – Thủ phạm chính gây viêm nhiễm vùng kín
Hiện nay, tình trạng viêm nhiễm vùng kín do mắc bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam khá phổ biến, đặc biệt là chị em trong lứa tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng có đầy đủ kiến thức về căn bệnh này dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng đến mức báo động.
Bệnh nấm phụ khoa là hiện tượng nhiễm nấm Candida Albican xảy ra ở các phần phụ trong cơ quan sinh sản của phụ nữ như âm đạo, niệu đạo… Chúng có khả năng tấn công vào cơ thể khi chúng ta vệ sinh vùng kín không đúng cách, thường xuyên mặc quần bó sát hay khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng.
Nấm phụ khoa không chỉ khiến cho vùng kín bị ngứa ngáy, sưng tấy và ra nhiều khí hư mà nó còn gây viêm nhiễm ở các bộ phận lân cận. Thậm chí nhiều người còn bị vô sinh khi nấm lây lan ngược lên trên làm bít tắc vòi trứng. Do vậy chị em không nên chủ qua khi thấy các dấu hiệu bất thường có liên quan đến bệnh nấm phụ khoa.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm phụ khoa
Để sớm phát hiện ra bệnh nấm phụ khoa, chị em có thể dựa vào 6 dấu hiệu chính dưới đây:
- Ngứa ngáy ở vùng kín: Các chất thải do nấm tiết ra có thể gây kích ứng bên ngoài vùng kín hoặc bên trong âm hộ âm đạo khiến cho những vùng này có cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy.
- Ra nhiều khí hư: Ra nhiều khí hư có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa, phổ biến là do nhiễm nấm gây ra. Khí hư do bị nhiễm nấm phụ khoa thường có màu trắng đục, đắng quánh thành từng mảng. Chất này tiết ra nhiều khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu.
- Âm đạo có cảm giác nóng rát: Đây cũng là một triệu chứng điển hình của nấm phụ khoa khiến phái đẹp đứng ngồi không yên.
- Quan hệ thấy đau: Đây là hậu quả tất yếu khi âm đạo bị viêm khi nấm tấn công.Sự cọ sát của dương vật có thể khiến “cô bé” bị đau, thậm chí là chảy máu.
- Xót và đau rát khi đi tiểu: Triệu chứng này có ở nhiều bệnh, tuy nhiên chúng ta cũng không nên loại trừ khả năng mình bị nhiễm nấm phụ khoa.
- Vùng kín bị sưng đỏ: Đặc biệt là ở khu vực niêm mạc âm hộ, âm đạo
Tìm hiểu chi tiết hơn: Có triệu chứng nấm phụ khoa này cần đi khám ngay
2. Nguyên nhân nhiễm nấm phụ khoa
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thủ phạm chính gây nên bệnh nấm phụ khoa chính là nấm Candida Albican. Có nhiều yếu tố thuận lợi để loại nấm này có khả năng tấn công vào các bộ phận phụ khoa của chị em phụ nữ như:
- Mất cân bằng môi trường pH trong âm đạo: Sự thay đổi của môi trường pH trong âm đạo là điều kiện thuận lợi để nấm bùng phát. Nguyên nhân là do chị em dùng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc do rối loạn nội tiết tố trong thời kì mang thai, tiền mãn kinh.
- Lây bệnh từ người khác: Nấm candida có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua con đường quan hệ tình dục, dùng chung khăn tắm hay mặc chung quần lót với người bị bệnh.
- Môi trường làm việc: Những đối tượng sống và làm việc trong môi trường ẩm ướt, thường xuyên dìm mình dưới ao hồ rất dễ bị nhiễm nấm.
- Mặc quần lót quá chật: Khi mặc những chiếc quần chip có kích cỡ siêu nhỏ, vùng kín sẽ bị bí và không thoát mồ hôi được nên thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt. Chính vì vậy mà nấm mới có cơ hội hoành hành.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ khiến các vi khuẩn có lợi trong âm đạo bị tiêu diệt. Vùng kín không còn được bảo vệ tốt nên dễ dàng bị nấm tấn công.
- Ý thức vệ sinh kém: Vùng kín không được vệ sinh tốt hoặc lạm dụng quá nhiều các loại dung dịch phụ nữ cũng gây nhiễm nấm phụ khoa.
- Do mắc bệnh tiểu đường: Trong nước tiểu của người bị đái tháo đường có hàm lượng đường rất cao. Nó có thể gây kích ứng khiến âm đạo bị viêm và nhiễm nấm.
Bệnh nấm phụ khoa kéo dài hoặc tái phát nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hoặc phát triển thành bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy dù mắc bệnh do nguyên nhân nào thì chị em cũng cần tích cực điều trị và có phương án ngăn ngừa để “cô bé” không còn bị nhiễm nấm thêm lần nào nữa.
Cách chữa nấm phụ khoa đơn giản mà hiệu quả tại nhà
Bệnh nấm phụ khoa có thể được điều trị ngay tại nhà mà không phải nằm viện. Chị em có thể áp dụng các mẹo dân gian, kết hợp dùng thuốc trị nấm phụ khoa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ khỏi.
1. Cách trị nấm phụ khoa bằng muối Natri Bicarbonat
Natri Bicarbonat là loại muối được đặc chế riêng để vệ sinh vùng kín nhằm trung hòa môi trường axit, giảm nấm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt ở vùng kín. Loại muối này hiện đang có bán tại hầu hết các tiệm thuốc với giá khá rẻ, bạn có thể mua về rửa vùng kín hàng ngày để bệnh mau khỏi.
Cách sử dụng:
Dùng một gói muối Natri Bicarbonat pha trong 1 lít nước sạch để rửa vùng kín. Ngày dùng 2-3 lần thay cho nước rửa phụ khoa.
Lưu ý:
- Chỉ dùng muối Natri Bicarbonat để rửa bên ngoài vùng kín. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm để ngâm hay tháo thụt bên trong âm đạo
- Khi đang sử dụng sản phẩm này thì không cần dùng thêm bất cứ loại dung dịch phụ khoa nào khác.
- Khi rửa chú ý dội nước từ trước ra sau để vi khuẩn từ hậu môn không có cơ hội xâm nhập vào vùng kín.
- Sau khi đã điều trị khỏi bệnh thì có thể dùng sản phẩm trong những ngày “đèn đỏ” để ngăn ngừa viêm nhiễm. Không nên dùng muối hàng ngày sẽ khiến vùng kín bị khô.
2. Cách chữa nấm phụ khoa bằng lá trầu không
Lá trầu được xem như cứu tinh của phái đẹp bởi không chỉ giúp hỗ trợ điều trị nhiễm nấm phụ khoa, nó còn được dùng trong điều trị viêm âm đạo, ngứa vùng kín hay viêm cổ tử cung… Sở dĩ lá trầu có được những tác dụng tuyệt vời này là nhờ thành phần tinh dầu của nó có chứa nhiều hoạt chất chống viêm và kháng được nhiều chủng nấm gây bệnh, trong đó có cả nấm candida.
Cách làm:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm một nắm khoảng 5-10 lá trầu không bánh tẻ và chuẩn bị thêm một thìa muối ăn. Trước đó bạn chuẩn bị sẵn một nồi nước khoảng 2 lít. Khi nước sôi rồi mới cho lá trầu đã được rửa sạch cùng với muối vào, đun nước thêm 10 phút. Cuối cùng dùng nước này xông vùng kín cho đến khi nước nguội.
Khi thực hiện bạn chú ý giữ khoảng cách thích hợp để tránh bị bỏng. Sau khi xông xong có thể lấy nước lá trầu rửa lại vùng kín cho sạch và thấm khô da rồi hãy mặc quần vào. Mỗi ngày thực hiện một lần cho đến khi bệnh chấm dứt hoàn toàn.
Mẹo chữa bệnh này cũng từng được bạn đọc chia sẻ chi tiết trong bài viết: Kinh nghiệm dùng lá trầu không để chữa bệnh phụ khoa như thế nào cho đúng
3. Chữa nấm phụ khoa bằng lá trà xanh
Lá chè xanh ngoài tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư còn có nhiều tác dụng làm đẹp và đặc biệt hữu ích cho chị em nào đang bị viêm nhiễm phụ khoa do nấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt chất hoạt chất epigallocatechin-3-gallate có trong lá trà xanh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm candida – thủ phạm chính gây bệnh nấm phụ khoa.
Cách làm thuốc trị nấm phụ khoa từ lá trà:
Bạn mua khoảng 50g lá trà tươi về loại bỏ tạp chất, rửa sạch rồi vò xơ cho hơi nát. Tiếp đó đem lá trà nấu với 2 lít nước. Đổ nước lá trà ra một cái chậu nhỏ để xông hơi vùng kín 15 phút. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần cho mau hết bệnh.
Nếu nấm âm đạo gây ra nhiều huyết trắng, bạn không nên bỏ qua: Chữa huyết trắng ra nhiều bằng lá chè xanh
4. Mẹo trị nấm phụ khoa bằng ngải cứu
Dùng ngải cứu là một trong những mẹo dân gian chữa nấm âm đạo đã được các mẹ, các chị áp dụng từ nhiều thập kỉ qua. Theo các sổ sách y học cổ truyền có ghi chép lại thì ngải cứu có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống viêm, kích thích lưu thông khí huyết. Do vậy mà vị thuốc nam này thường được sử dụng để làm thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, chữa ngứa vùng kín và hỗ trợ điều trị viêm nấm phụ khoa.
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh không khó:
Bạn hãy lấy 20g ngải cứu khô hoặc 40g nguyên liệu tươi đem nấu cùng 1,5 đến 2 lít nước. Dùng nước ngải cứu để xông hơi cho vùng kín tương tự như những cách ở trên. Sau 15 phút nước sẽ nguội, bạn có thể dùng nước này để rửa vùng kín. Áp dụng liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày thực hiện một lần bệnh sẽ dần được cải thiện.
“Đợt trước mình hay bị nhiễm nấm phụ khoa lắm, mỗi bận phải tới lui bệnh viện 2-3 lần mới khỏi. Thế mà từ bận về quê chơi được bà ngoại chỉ cho mẹo xông hơi ngải cứu chữa nấm phụ khoa bớt phải đi bệnh viện hẳn. Cứ thấy vùng kín ngứa ngáy, ra nhiều huyết trắng là mình đi mua ngải cứu về xông liền vài ngày thấy bớt hẳn.“- Chị Mỹ Dung, 28 tuổi ngụ Tam Kỳ- Quảng Nam cho hay
5. Chữa nấm phụ khoa bằng đậu bắp
Nhiều người cho rằng chất nhớt trong đậu bắp có thể giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic làm cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo, ức chế được vi khuẩn và nấm gây bệnh, giảm lượng khí hư . Đồng thời loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dưới đây là 2 cách chữa nấm phụ khoa bằng đậu bắp đang được chị em rỉ tai nhau áp dụng:
- Cách 1: Lấy 100g đậu bắp, rửa sạch, cắt nhỏ ra và nấu với 1 lít nước. Đun sôi kĩ trong khoảng 20 phút để chất nhớt trong đậu bắp tiết hết ra nước. Chia nước này làm 2-3 lần uống cho đến khi các triệu chứng bệnh nấm phụ khoa khỏi hoàn toàn.
- Cách 2: Bạn cũng dùng 100g đậu bắp nấu nước uống nhưng gia thâm các vị như nghệ, tỏi với vài hạt muối ăn vào nấu cùng để làm tăng hiệu quả điều trị.
6. Cách chữa nấm phụ khoa bằng tỏi
Với thành phần dồi dào allicin, tỏi được xem như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vô cùng an toàn cho sức khỏe. Nó giúp kháng khuẩn, chống nấm và làm mau lành tổn thương viêm nhiễm do nấm gây ra. Có nhiều công thức chữa nấm phụ khoa bằng tỏi đang được chia sẻ trên mạng:
Theo kinh nghiệm của bạn anh_tho2789: Bạn lấy 2-3 tép tỏi tươi, bóc vỏ và rửa cho sạch. Sau đó đem tỏi đập dập và gói nó vào trong một miếng gạc y tế đặt vào âm đạo, để khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi lấy ra. Mỗi ngày làm một lần. Mình đã áp dụng nhiều lần rồi thấy rất hiệu quả, các mẹ cứ thử xem sao.
Còn mẹ bỉm hoaithuong thì lại áp dụng theo một cách khác: Mình cũng từng thử đặt tỏi vào âm đạo nhưng thấy rát quá nên không làm nữa mà chỉ dám giã tỏi lấy nước pha loãng dùng rửa bên ngoài thôi. Như vậy cũng bớt ngứa hẳn đấy.
Có thể thấy đa phần các bài thuốc dân gian chữa bệnh nấm phụ khoa đều được áp dụng một cách tự phát theo kinh nghiệm truyền miệng. Nhiều chị em áp dụng thấy có hiệu quả nên chia sẻ cho mọi người áp dụng thử. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo hiệu quả chữa bệnh nấm phụ khoa của các nguyên liệu tự nhiên đều chưa được chứng minh qua công trình nghiên cứu khoa học. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân chị em nên hỏi ý kiến những người có chuyên môn trước khi áp dụng.
Dùng thuốc trị nấm phụ khoa
Trong y học hiện đại, bệnh nấm phụ khoa được chia làm hai mức độ là viêm nấm phụ khoa không biến chứng và đã xảy ra biến chứng. Chỉ có khoảng 10-20% chị em bị nhiễm nấm phụ khoa có biến chứng đòi hỏi phải được bác sĩ thăm khám kĩ càng và cân nhắc trước khi lên phác đồ điều trị
1. Điều trị nấm phụ khoa cho những trường hợp không biến chứng
Đối tượng chỉ định: Nằm trong nhóm đối tượng này gồm có các trường hợp bị nhiễm nấm không thường xuyên, tổn thương viêm được đánh giá ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, tác nhân gây bệnh là nấm Candida albicans hoặc những chị em có khả năng miễn dịch bình thường bị nhiễm nấm.
Phác đồ điều trị: Dùng thuốc Azol theo đường uống một liều duy nhất hoặc các thuốc có tác dụng tại chỗ như Clotrimazol, Ketoconazol, Tioconazol hay Butoconazol.
2. Thuốc trị nấm phụ khoa có biến chứng:
Đối tượng chỉ định: Những đối tượng được xếp vào nhóm bị nấm phụ khoa có biến chứng bao gồm: Những chị em bị tái đi tái lại nhiều đợt trong năm, tình trạng viêm ở mức độ nặng, chị em bị nhiễm non – albicans, người bị nhiễm nấm phụ khoa có kèm theo bệnh đái tháo đường chưa được kiểm soát, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu.
# Phác đồ điều trị cho từng trường hợp:
– Nhiễm nấm phụ khoa tái phát:
Các thuốc được lựa chọn gồm:
- Thuốc nhóm Azole: Dùng loại thuốc có tác dụng tại chỗ trong 7-14 ngày nếu có khả năng đáp ứng tốt với các thuốc này.
- Thuốc fluconazol: Loại thuốc này được điều chế với các hàm lượng 100 mg, 150 mg hay 200 mg. Bệnh nhân được uống tất cả 3 liều, khoảng cách giữa lần uống liều đầu với liều thứ 2 là 3 ngày. Sau đó chuyển sang dùng liều duy trì uống một tuần một lần trong khoảng 6 tháng liên tục để ngăn ngừa nhiễm nấm trở lại.
– Điều trị nấm phụ khoa cho phụ nữ có thai:
- Thuốc Azol: Dùng loại có tác dụng tại chỗ trong 1 tuần
- Natri bicarbonate: Rửa vùng kín mỗi ngày 1-2 lần để giảm ngứa
– Nếu bị viêm nấm phụ khoa nặng:
Những trường hợp này có khả năng đáp ứng rất thấp khi dùng các thuốc theo đường uống hay bôi trong thời gian ngắn. Phác đồ điều trị được đưa ra là:
- Thuốc nhóm Azole tại chỗ: Dùng kéo dài 1-2 tuần liền
- Fluconazol 150mg: uống 2 liều, mỗi liều cách nhau 3 ngày ( tức 72 giờ)
– Người bị viêm nấm phụ khoa non – albicans:
- Thuốc nhóm Nonfluconazol Azol: Bao gồm các thuốc có tác dụng tại chỗ hoặc thuốc uống. Thời gian điều trị bằng thuốc này kéo dài trong 1-2 tuần liên tục.
- Thuốc Acid boric 600 mg: Dùng cho những trường hợp bị tái phát. Liều dùng mỗi ngày 1 viên trong 14 ngày liên tục. Đặt thuốc vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ.
** Lưu ý: Chống chỉ định dùng Fluconazol để chữa nấm phụ khoa cho phụ nữ mang thai vì thuốc có thể de dọa đến sự an toàn của thai nhi.
Cách phòng ngừa bệnh nấm phụ khoa
Bệnh nấm phụ khoa rất dễ mắc nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách chủ động thực hiện các biện pháp đơn giản sau:
# Giữ gìn vệ sinh vùng kín:
Không có ý thức vệ sinh vùng kín hoặc làm sạch “cô bé” không đúng cách chính là nguyên nhân hàng đầu gây nấm phụ khoa. Do vậy việc làm sạch vùng kín hàng ngày đúng cách rất quan trọng:
Để khi vực tam giác luôn được sạch sẽ bạn nên tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ không chứa xà phòng để rửa mỗi ngày ít nhất một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể thay thế bằng nước ấm. Tuy nhiên sau khi rửa xong cần thấm khô da trước khi mặc quần.
- Sau khi đi tiểu hoặc đi ngoài: Dùng khăn giấy mềm màu trắng không chứa chất tạo mùi để chùi nhẹ nhàng từ trước ra sau. Cuối cùng rửa lại bằng nước cho sạch.
- Trong những ngày đèn đỏ: Nên thay băng vệ sinh, quần lót thường xuyên và rửa vùng kín mỗi ngày vài lần để ngăn chặn không cho nấm phát triển.
- Làm sạch vùng kín sau mỗi lần quan hệ tình dục
- Khi tắm hay rửa vùng kín không nên dùng nước quá nóng và cũng tránh ngâm mình quá lâu trong nước.
# Mặc trang phục phù hợp cũng giúp phòng ngừa nấm:
Bạn nên hạn chế mặc quần jean hay những chiếc quần chip có kích cỡ quá nhỏ ôm sát vào cơ thể, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực. Hàng ngày nên thay quần lót 1-2 lần và sau khi tắm xong nên giặt ngay và phơi ngoài nắng to cho thật khô trước khi mặc lại.
Đối với cánh chị em làm việc văn phòng hay khi đang ở nhà chúng ta nên ưu tiên mặc váy nhiều hơn để thoái mái di chuyển, vận động. Như vậy sẽ không làm vùng kín bị bí bách.
# Bớt đường trong chế độ ăn:
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu và nước tiểu. Điều này không chỉ khiến tổn thương viêm nhiễm lâu lành mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm phụ khoa. Vì vậy nếu chị em có sở thích ăn kẹo, bánh quy hay chocola, chè… thì tốt nhất nên kiềm chế lại nếu không muốn bị nấm phụ khoa tấn công.
# Kết thân với rau xanh và hoa quả tươi:
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp cơ thể nạp thêm nguồn vitamin và khoáng chất tự nhiên vô cùng dồi dào. Chúng không chỉ giúp làm đẹp da, giữ dáng mà còn cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể có sức tự bảo vệ khi bị nấm phụ khoa tấn công vào vùng kín.
Ngoài ra phái đẹp cũng nên thường xuyên ăn sữa chua và uống nhiều nước. Tránh ăn nhiều đồ béo, các thức ăn nhanh, đồ cay, nóng và các chất kích thích như rượu, bia để môi trường bên trong âm đạo luôn được giữ ở trạng thái cân bằng.
# Tránh quan hệ tình dục khi bạn tình đang mắc bệnh:
Nếu “đối tác” đang bị nhiễm nấm phụ khoa thì chị em nên tránh gần gũi nếu chàng chưa được điều trị khỏi bệnh. Bên cạnh đó, tránh dùng chung khăn tắm hay mặc quần của bạn tình cũng như những chị em trong nhà khi những người này đang bị nhiễm bệnh.
# Không lạm dụng các sản phẩm khử mùi vùng kín:
Nhiều chị em có thói quen sử dụng nước hoa hay xịt các sản phẩm khử mùi cho vùng kín. Việc này tuy có thể giúp làm “cô bé” được thơm tho, quyến rũ nhưng các sản phẩm này thường chứa nhiều chất hóa học độc hại có thể làm mất cân bằng môi trường pH trong âm đạo và tiêu diệt luôn các chủng vi khuẩn có lợi. Do đó, nếu có sử dụng thì chúng ta cũng không nên lạm dụng quá mức.
Ngoài ra, phái đẹp cũng nên chủ động thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng/ lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh nấm phụ khoa cũng như các căn bệnh phụ nữ khác nếu không may mắc phải.
Nếu bị nấm âm đạo, bạn nên xem thêm: Thuốc chữa nấm âm đạo hiệu quả triệt để – Hết sạch viêm nấm trong 1 tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!