Ngứa rát âm đạo, ra nhiều huyết trắng hay đau khi quan hệ…đều là những dấu hiệu nấm âm đạo rất nhiều chị em đang gặp phải nhưng không hề hay biết. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên chậm trễ và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em.
Nấm âm đạo là một trong những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa do nhiễm nấm candida rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh là do vệ sinh vùng kín kém, do môi trường âm đạo bị thay đổi trong những ngày hành kinh hoặc do bị rối loạn nội tiết tố… Bệnh có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, đặc biệt là đường quan hệ tình dục.
Mặc dù ít gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nhưng bệnh có thể tiến triển thành viêm mãn tính và khiến chị em phụ nữ bị vô sinh nếu không được điều trị tốt. Các triệu chứng nấm âm đạo cũng gây phiền toái không nhỏ đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Do vậy, là phụ nữ ai cũng nên nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định về căn bệnh này, tối thiểu là về các biểu hiện của bệnh để nhanh chóng nhận biết và điều trị ngay khi mới mắc.
Bạn nên tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân của bệnh nấm âm đạo để có cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn
Các dấu hiệu nấm âm đạo thường gặp nhất
Thông thường sau khi bị nhiễm nấm, đa số chị em đều nhận thấy 4 dấu hiệu bất thường như sau:
1. Ngứa rát âm đạo
Ngứa âm đạo là triệu chứng đến sớm nhất khi bị nhiễm nấm 100% chị em phụ nữ bị bệnh đều gặp phải. Cảm giác ngứa ngáy thường trực sẽ khiến chị em hết sức khó chịu, đứng ngồi không yên. Cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn nếu bạn bị nhiễm nấm trong những ngày sắp hành kinh. Một số chị em còn có cảm giác nóng ran ở bên ngoài vùng kín.
Tuy nhiên hiện tượng ngứa rát âm đạo không chỉ có khi nhiễm nấm mà còn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, bị rận lông mu hay do mắc bệnh sùi mào gà… Vì vậy hãy tiếp tục theo dõi xem cơ thể còn có dấu hiệu nấm âm đạo nào khác được liệt kê dưới đây hay không rồi mới đưa ra chẩn đoán cho chính xác.
2. Khí hư màu trắng, vón cục
Khí hư chính là phần dịch được âm đạo tiết ra nhằm bôi trơn và giữ ẩm cho bộ phận sinh dục. Đồng thời chất này cũng tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng có khả năng bơi sâu vào bên trong tử cung để kết hợp thụ thai với trứng. Hàng ngày cơ thể vẫn tiết ra một lượng khí hư nhất định nhưng ít. Chất này trong và dai như lòng trắng trứng, nó không có mùi hôi.
Tuy nhiên khi bị bệnh nấm âm đạo, khí hư lại có sự thay đổi bất thường cả về số lượng lẫn màu sắc của tính chất. Chất này chuyển qua màu trắng đục giống như váng sữa, nó vón cục hay đóng thành từng mảng và có mùi hôi tanh giống như mùi cá chết. Càng bị viêm nặng thì khí hư càng tiết ra nhiều và đọng lại dưới đáy quần lót gây ẩm ướt, kích ứng khiến cho vùng kín càng ngứa ngáy nặng hơn.
3. Bị đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục
Nếu đang gặp những bất thường trong hoạt động tiểu tiện như đi tiểu thấy đau rát, tiểu khó, tiểu són chị em cũng nên đề phòng bởi đây là một trong những triệu chứng nấm âm đạo hay gặp.
Không chỉ gây cản trở hoạt động tiểu tiện, bệnh nấm âm đạo còn gây không ít rắc rối cho phái đẹp khi làm “chuyện ấy”. Do niêm mạc âm đạo đang bị viêm nên sự cọ sát của dương vật có thể khiến chị em bị đau, thậm chí là chảy máu nếu động tác quan hệ quá mạnh.
4. Có hiện tượng sưng đỏ vùng kín
Bên cạnh các dấu hiệu nấm âm đạo ở trên thì bạn cũng có thể quan sát vùng kín bằng mắt thường để chẩn đoán bệnh. Nếu bị nhiễm nấm thì khu vực môi lớn, môi bé thường có biểu hiện sưng và tấy đỏ, khi vệ sinh khu vực này sẽ thấy đau.
Thế nhưng hiện tượng sưng đỏ vùng kín còn có thể được bắt gặp trong nhiều căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Vì vậy chúng ta nên thận trọng để không bị chần đoán nhầm giữa các bệnh với nhau.
Có triệu chứng nhiễm nấm âm đạo cần làm gì?
Một vài sự thay đổi nhỏ trong lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp chúng ta kiểm soát được các triệu chứng và ngăn chặn không cho bệnh phát triển nặng hơn. Bạn nên làm những việc sau:
- Tắm với nước ấm: Nước ấm giúp xoa dịu những cơn ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Bạn nên dùng vòi hoa sen để tắm, tránh ngâm mình trong bồn lâu khiến cho vi khuẩn và nấm có cơ hội tấn công ngược vào bên trong.
- Ăn sữa chua hàng ngày: Bạn nên ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày giúp bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể và cân bằng môi trường âm đạo.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Đặc biệt là trái cây hay các loại rau củ. Chúng sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn để mau chóng đẩy lùi bệnh tật.
- Kiêng hoặc hạn chế một số loại đồ ăn, thức uống như: Đồ ngọt, hải sản, bia, rượu, các gia vị cay… Chúng có thể làm tổn thương lâu lành và khiến cảm giác ngứa ngáy, nóng rát ở hậu môn càng tăng nặng hơn.
- Mặc trang phục phù hợp: Quần lót cũng như chiếc quần mặc ngoài không nên mặc quá chặt. Bạn nên lựa chọn những chiếc quần có chất liệu mỏng, mềm, mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tốt nhất là nên mặc váy công sở để thay thế cho những chiếc quần jean bó sát khi đi làm.
- Kiêng quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục trong lúc đang bị bệnh sẽ khiến niêm mạc âm đạo bị tổn thương nặng hơn. Ngoài ra mầm bệnh còn có thể lây nhiễm cho bạn tình nếu như không mang bao cao su lúc giao hợp.
Ngoài ra, một việc cũng quan trọng không kém bạn nên tiến hành sớm là thăm khám và dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để mau chóng “cắt đuôi” được căn bệnh khó chịu này.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám ngay khi phát hiện ra một trong các triệu chứng của bệnh. Lý do bởi nếu chần chừ bệnh sẽ trở nặng hơn và khó chữa hơn. Thêm vào đó, nó còn có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
# Cách chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh nấm âm đạo dựa trên một số hoạt động như sau:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi thăm về tiền sử bệnh tật và một số câu hỏi liên quan đến dấu hiệu nấm âm đạo bạn đang gặp phải.
- Khám vùng chậu: Nhằm kiểm tra tình trạng viêm nhiễm bên trong âm đạo, đánh giá được mức độ bệnh.
- Soi tươi huyết trắng: Một mẫu khí hư được lấy ra từ âm đạo khi khám vùng chậu sẽ được đem soi dưới kính hiển vi để xác định chính xác loại nấm gây viêm âm đạo.
- Test amin: Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ nhỏ dung dịch KOH vào mẫu huyết trắng. Nếu thấy nó bốc mùi hôi thối khó chịu thì tức là bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo.
# Địa chỉ khám nấm âm đạo uy tín
Bị nấm âm đạo nên đi khám ở đâu uy tín? Đây là một trong những vấn đề khá nhiều chị em quan tâm bởi việc tìm ra được một địa chỉ khám chữa bệnh chất lượng, có bác sĩ giỏi để khám ngay từ đầu sẽ giúp bệnh được chẩn đoán chính xác và điều trị mau khỏi.
Dưới đây là một số địa chỉ khám nấm âm đạo đang được chị em đánh giá cao hiện nay:
- Bệnh viện Từ Dũ:
Số 284 – đường Cống Quỳnh- phường Phạm Ngũ Lão- Quận 1- TPHCM
- Bệnh viện Hùng Vương:
Số 128 đường Hồng Bàng- Phường 12- Quận 5- TPHCM
- Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương:
Số 43 Tràng Thi- Phường Hàng Bông- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội:
Số 929 đường La Thành- Phường Láng Thượng- Quận Ba Đình- Hà Nội
Có thể thấy, các dấu hiệu nấm âm đạo tuy khá rõ ràng nhưng nếu tự chẩn đoán tại nhà thì bạn rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Do vậy chúng tôi khuyên bạn nên tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám kĩ càng và được điều trị bệnh một cách khoa học.
Bạn không nên bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!