Bệnh giang mai có chữa khỏi được không là câu hỏi của rất nhiều người. Đa số bệnh nhân thường rất lo lắng và bối rối khi gặp phải các triệu chứng giang mai, không biết bệnh có chữa khỏi không và cách điều trị như thế nào. Cùng giải đáp những vấn đề đó qua thông tin trong bài viết sau.
Không chỉ đơn giản là bệnh phụ khoa hay viêm nhiễm nam khoa thông thường mà bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội đặc biệt nguy hiểm chỉ xếp sau HIV, do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra với khả năng lây nhiễm cao. Thông thường bệnh lây qua đường tình dục và phát bệnh, tiến triển âm thầm qua 4 giai đoạn với những triệu chứng điển hình (giai đoạn 1, 2, 4) và mơ hồ, tiềm ẩn (giai đoạn 3): nhiều người lầm tưởng bệnh đã tự khỏi trong khi chúng ăn sâu vào máu chuẩn bị phá hủy hệ thần kinh, tim mạch ở giai đoạn cuối.
Triệu chứng bệnh giang mai
Về cơ bản thì triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới hay nữ giới đều khá giống nhau. Sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn gây bệnh, thì cơ thể sẽ có các dấu hiệu để nhận biết bệnh.
Thông thường, bệnh giang mai có 4 giai đoạn cơ bản như sau:
- Giai đoạn 1: xuất hiện các vết loét nông, không đau; chủ yếu tại bộ phận sinh dục nam và nữ giới: môi lớn, môi bé, âm đạo, bao quy đầu, thân dương vật, có thể ở trực tràng hoặc hậu môn.
- Giai đoạn 2: xuất hiện đào ban, các nốt nhỏ màu hồng, không ngứa; hiện diên trên bề mặt da khắp cơ thể. Ngoài ra, còn dễ nhận thấy các vết lở loét với đặc điểm: mảng sần, nốt phỏng nước dễ bị vỡ và loét. Người lành khi vô tình tiếp xúc với vết thương hở trong giai đoạn này rtaats dễ bị nhiễm bệnh.
- Giai đoạn tiềm ẩn: giang mai tiềm ẩn (giang mai kín). Hầu như không có triệu chứng điển hình.
- Giai đoạn 3: xoắn khuẩn giang mai tấn công gây ra các biến chứng đối với thần kinh, hệ tim mạch, ngũ tạng: đột quỵ, trầm cảm, củ giang mai, rối loạn ý thức, phình tim mạch,… Không thể chữa khỏi, phải chung sống với nó đến hết cuộc đời
Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?
Tuy được coi là căn bệnh nguy hiểm nhưng giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ và tuân theo các chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Ở giai đoạn sớm, giang mai dễ dàng chữa khỏi hoàn toàn một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, bạn nên chọn cơ quan y tế uy tín để điều trị thay vì tự ý sử dụng các loại thuốc trôi nổi trên thị trường hay theo cách mà nhiều người không có chuyển môn chỉ dẫn. Trong mọi trường hợp hãy đặt sức khỏe của bạn lên hàng đầu.
Còn nếu bệnh giang mai của bạn đã đến giai đoạn cuối, các xoắn khuẩn đã tấn công sâu vào bên trong tế bào thì công tác điều trị thường gặp nhiều khó khăn. Lúc này nội tạng bao gồm dây thần kinh, tim, gan, phổi, xương khớp đều bị ảnh hưởng và gây nhiều biến chứng thậm chí là tử vong. Do đó, giang mai giai đoạn cuối có thể điều trị được không thì không thể nói trước được điều gì.
Cách điều trị dứt điểm bệnh giang mai
Bất kì bệnh nào cũng vậy, việc phát hiện bệnh và điều trị bệnh khi mới có triệu chứng rất quan trọng để tăng cơ hội, quyết định chữa trị bệnh hoàn toàn hay không. Phụ nữ có thai rất dễ sinh con bị giang mai bẩm sinh nếu không chữa trị đúng cách. Bởi vậy, ngay khi phát hiện những bất thường vùng kín với các triệu chứng trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín để chẩn đoán thật chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh để có giải pháp khắc phục kịp thời. Tuyệt đối người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị, tránh bỏ giữa chừng, có như vậy bệnh mới được loại bỏ triệt để được.
Thông thường điều trị bệnh giang mai được khuyến cáo ở tất cả các giai đoạn là sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu bạn bị lây nhiễm bệnh dưới 1 năm, thì chỉ cần dùng kháng sinh penicillin là có thể điều trị được bệnh giang mai. Nhưng bạn sẽ cần nhiều hơn một liều hoặc các biện pháp kết hợp nếu có thời gian ủ bệnh cao hơn 1 năm.
Nếu đang có thai hoặc phải điều trị bệnh giang mai cho trẻ sơ sinh thì một lần nữa kháng sinh penicillin sẽ được chỉ định cho bạn. Nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của kháng sinh thì bác sĩ sẽ để bạn trải qua một quá trình đặc biệt để có thể sử dụng được penicillin.
Trong vòng 24 giờ, kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn giang mai và ngăn ngừa bất cứ một vấn đề nào khác có thể xảy ra. Nhưng có một điều bạn cần phải nhớ là những tổn thương trước đó do bệnh giang mai gây ra không thể chứa khỏi được.
Đã chữa khỏi hoàn toàn bệnh giang mai có thể bị lại không?
Tin xấu là nếu bạn không điều trị giang mai trong vài năm đầu thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tim, mạch máu, hệ thần kinh, não. Bệnh giang mai có thể khiến bạn mù lòa hoặc bị liệt. Nó sẽ làm tăng nguy cơ lay nhiễm virus HIV và gây bệnh AIDS. Theo thời gian nó có thể làm hỏng cơ quan trong cơ thể của bạn và gây tử vong.
Thêm một tin xấu cho bạn, giang mai là bệnh có nguy cơ tái phát khá cao. Bác sĩ chuyên khoa Phan Văn Thắng hiện công tác tại bệnh viện đa khoa quốc tế Hà Nội cho biết, giang mai có thể tái phát nhiều lần, bất cứ lúc nào không kể giới tính hay môi trường sống. Thậm chí nó còn biến chứng và gây khó khăn cho công tác điều trị.
Nguyên nhân khiến giang mai có khả năng tái phát là do:
- Khó phá vỡ các liên kết cảu xoắn khuẩn giang mai. Xoắn khuẩn giang mai có những liên kết đặc biệt và có khả năng tự thay đổi để thích nghi với môi trường mới, do đó đây đang là vấn đề gây đau đầu các nhà khoa học.
- Nhờn kháng khuẩn do có khả năng thay đổi để thích nghi với môi trường mới. Nếu người bệnh buộc phải dùng thuốc trong một thời gian dài để điều trị bện thì sẽ khiến xoắn khuẩn giang mai có cách chung sống với kháng sinh và vẫn phát triển tốt.
Bệnh giang mai có thể tái phát ở bất kỳ thời điểm nào mà không hề phụ thuộc vào thể trạng hay hành động của bạn. Do đó hãy tạo những thói quen tốt cũng như tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ bản thân và người thân.
Thông tin có thể bạn quan tâm: Bệnh giang mai lây truyền qua những đường nào
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!