Giang mai là bệnh tình dục nguy hiểm do đó bạn cần biết các dấu hiệu bệnh giang mai để kịp thời điều trị. Bệnh lậu do vi khuẩn Treponema pallidum và có thể lây qua đường tình dục, miệng, âm đạo và hậu môn.
Theo nhiều chuyên gia cho biết, giang mai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Được coi là bệnh xã hội nguy hiểm thứ hai và có tốc độ lây lan khá cao. Do đó nhận biết triệu chứng của bệnh giang mai là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh. Các bạn có thể xem bài viết này để biết rõ hơn triệu chứng của giang mai và các hình ảnh liên quan.
Dấu hiệu của bệnh giang mai
Giang mai có thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 9 đến khoảng 90 ngày, trung bình là khoảng 3 tuần. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ không có bất cứ biểu hiện gì của bệnh, do đó rất khó để phát hiện bệnh.
Theo từng giai đoạn và cơ địa của từng người mà dấu hiệu của bệnh giang mai có thể khác hoặc giống nhau. Có người có triệu chứng bệnh, tuy nhiên lại rất nhẹ không có gì đáng kể nên người bệnh không quan tâm. Vì thế khi có bất cứ khác thường nào ở cơ thể thì bạn nên đến bện viện để kiểm tra ngay.
1. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới
Bệnh giang mai có 4 giai đoạn cơ bản, bao gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3. Ở mỗi giai đoạn, bệnh giang mai ở nam giới sẽ khác nhau tùy theo sức khỏe và hệ thống miễn dịch của người bệnh mà có biểu hiện khác nhau.
✪ Giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện bệnh giang mai và điều trị kịp thời. Xoắn khuẩn sẽ thâm nhập vào da và lớp niêm mạc trong thời gian ủ bệnh là 3 tuần. Xuất hiện các tổn thương trên da ở nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Vết loét thông thường sẽ xuất hiện ở bộ phận sinh dục như quy đầu, dương vật, trực tràng. Những tổn thương này thường rất nông, có hình tròn hay hình bầu dục kích thước từ 0,3 cm đến 3 cm, không ngứa, không đau, không có mủ, màu đỏ.
Triệu chứng bệnh giang mai ở nam trong giai đoạn 1 sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tuần lễ, kể cả không điều trị thì cũng khỏi bệnh. Tuy nhiên đây là dấu hiệu xoắn khuẩn giang mai đã di vào máu và sẽ biểu hiện theo một cách khác.
✪ Giai đoạn 2:
Giai đoạn 2 sẽ xảy ra sau 4 đến 10 tuần, bắt đầu từ lúc xuất hiện giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Một số trường hợp khác có thể kèm theo viêm gan hay viêm khớp, thận.
Ở giai đoạn này dấu hiệu bệnh giang mai ở nam bao gồm nổi các nốt ban đối xứng, hình hoa đào, không ngứa, không đau, ấn vào thì mất đi. Các vết ban này thường xuất hiện ở tay, chân, mặt, không kết vảy và sẽ tự mất đi. Đào ban sẽ xuất hiện trong vòng 1 đến 2 tuần sau đó nhạt dần và mất hẳn.
Nếu không xuất hiện đào ban thì nam giới bệnh giang mai có thể xuất hiện các mang sẩn như vết phỏng, bên trong chứa dịch. Mảng sẩn có nhiều kích thước khác nhau, ranh giới rõ ràng, có màu đỏ và không liên kết lại với nhau. Tuy nhiên, nốt sẩn ít gặp hơn đào ban và các nốt sẩn thường xuất hiện ở người say rượu trông rất giống người bị viêm da mủ.
✪ Giai đoạn tiềm ẩn:
Đây là giai đoạn mà người bệnh chứa huyết thanh của bệnh, tuy nhiên không có dấu hiệu của bệnh. Giang mai tiềm ẩn cần được phát hiện và điều trị trước khi nó chuyển sang giai đoạn cuối, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
✪ Giai đoạn 3:
Giai đoạn 3 có thể xảy sau 3 đến 15 năm kể từ lúc có dấu hiệu của giai đoạn 1. Giang mai ở giai đoạn 3 được chia ra 3 hình thức khác nhau: Giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.
☆ Giang mai thần kinh không có biểu hiện cụ thể nào cả. Tuy nhiên, nam giới mắc chứng giang mai thần kinh có thể trầm cảm, suy nhược cơ thể, rối loạn nhận thức, động kinh, đột quỵ, thường hay xuất hiện ảo giác.
☆ Giang mai tim mạch xảy ra sau 10 đến 30 năm kể từ lúc nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là phình mạch.
☆ Củ giang mai có hình cầu hoặc phẳng, không đối xứng, màu đỏ như màu mận, hơi ngã tím, kích thước to bằng hạt bắp (ngô), ranh giới rõ ràng. Củ giang mai phát triển không lành tính sẽ gây hoại tử teo hoặc tạo loét thường sẽ để lại sẹo. Nếu không điều trị củ giang mai đúng lúc thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
2. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới
Do đặc điểm cấu tạo của bộ phận sinh dục mà nữ giới dễ mắc bệnh giang mai hơn nam giới. Chị em có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây để nhận biết bệnh giang mai.
✪ Giai đoạn 1:
Giai đoạn này sẽ bắt đầu sau khoảng 3 tuần khi tiếp xúc với mầm bệnh. Xuất hiện các vết loét đỏ, hình tròn hoặc bầu dục có viền đỏ, cứng, không gây đau. Các nốt đỏ này thường hình thành ở hậu môn, âm đạo, miệng, lưỡi, môi lớn và môi bé âm đạo.
Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài khoảng 3 đến 6 tuần sẽ tự khỏi. Điều này thường khiến chị em chủ quan không đi khám dẫn đến bệnh nặng và chuyển sang giai đoạn 2. Giai đoạn 2 sẽ kéo dài 3 đến 6 tuần và cũng sẽ tự khỏi sau thời gian phát bệnh.
✪ Ở giai đoạn 2:
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ phổ biến là xuất hiện các nốt ban đỏ hơi hồng hoặc tím. Các nốt ban này sẽ mọc đối xứng khớp người, nhất là ở lòng bàn tay và bàn chân, không gây đau, không ngứa ngáy khó chịu, không nổi cộm trên bề mặt da. Khi ấn nhẹ vào, các nốt bạn sẽ biến mất.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2 triệu chứng bệnh giang mai ở nữ cũng bao gồm stress, đau đầu, sốt cao, nổi hạch và rụng nhiều tóc một cách bất thường.
✪ Giai đoạn tiềm ẩn:
Ở giai đoạn này sẽ không có bất cứ dấu hiệu bệnh nào nữa và nó kéo dài trong nhiều năm. Vì vậy, phần lớn người bệnh giang mai ở giai đoạn này đều chủ quan và không tìm cách chữa trị hay khắc phục bệnh. Thêm vào đó là sự xấu hổm ngại ngùng nên vô tình để cho xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào máu của người bệnh.
✪ Giai đoạn 3:
Chính là giai đoạn kết thúc của bệnh giang mai. Ở giai đoạn này, người bệnh thường không có bất cứ biểu hiện nào trong vòng 10 đến 30 năm kể từ lúc có dấu hiệu bệnh. Ở giai đoạn này bệnh cũng không còn khả năng lây nhiễm, tuy nhiên người bệnh phải chịu các tổn thương cao nhất ảnh hưởng đến não, tim, gan, xương,…và không có khả năng hồi phục. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gây tử vong.
Bệnh giang mai ở nữ giới tiến triển rất âm thầm qua từng giai đoạn khiến cho người bệnh chủ quan và không có biện pháp điều trị kịp lúc. Do đó, chị em cần nắm các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ để phát hiện và điều trị kịp lúc trước khi quá muộn.
Thông tin thêm: Giang mai giai đoạn cuối có chữa được không ?
Khi thấy dấu hiệu bị nhiễm giang mai cần phải làm gì?
Tuy giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì bạn có thể đều trị bệnh bằng các loại thuốc đặc trị. Tỷ lệ khỏi bệnh khá cao nếu như điều trị kịp lúc và đúng cách. Do đó khi thấy bản thân có dấu hiệu bệnh giang mai thì nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gặp chuyên gia để được khám và tư vấn.
Tùy theo từng giai đoạn mà bác sỹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Giai đoạn 1 là giai đoạn điều trị bệnh dễ dàng nhất chỉ bằng cách tiêm 1 liều duy nhất hoặc dùng thuốc qua dạng uống. Còn ở giai đoạn 2 và 3, bạn cần dùng thuốc đặc trị trong thời gian dài hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh giang mai bằng cách lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, không tự ý bỏ liều hay thêm liều thuốc dù bạn có cảm thấy bệnh đã đỡ hơn.
- Thông báo cho bác sỹ biết tình trạng nếu bạn đang mang thai hoặc di ứng với bất kỳ thành phần hoặc bất kỳ loại thuốc nào.
- Không quan hệ tình, hạn chế các cách thể hiện tình cảm thân mật như hôn sâu, mơn trớn.
- Điều trị cả bạn đời, bạn tình nếu phát hiện dấu hiệu bệnh giang mai.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế lây lan bệnh.
- Sử dụng đồ đạc cá nhân riêng biệt, không dùng chung giặt chung với người khác.
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin để phòng ngừa bệnh giang mai ở cả nam và nữ. Do đó nắm rõ dấu hiệu bệnh giang mai là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Nhiều người thường có tâm lý xấu hổ hoặc chủ quan mà tự hại mình đồng thời gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình và xã hội bằng cách thực hiện quan hệ tình dục an toàn, khám – điều trị kịp thời ngay khi phát hiện mình những có dấu hiệu trên.
Có thể bạn muốn biết: Bệnh giang mai lây truyền qua những đường nào
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!