Cứu nguy cho bà bầu bị sùi mào gà khi mang thai

Khi phát hiện bản thân có dấu hiệu sùi mào gà khi mang thai, nhiều chị em hoảng loạn không biết giải quyết như thế nào. Tuy nhiên, theo các chuyên ga thì chị em nên bình tĩnh tìm hiểu kỹ thông tin cũng như nguyên nhân để có cách khắc phục sáng suốt.

bệnh sùi mào gà ở nữ giới khi mang thai
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới khi mang thai khiến nhiều người lo lắng, bối rối không biết giải quyết như thế nào

Hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi nếu bạn chẳng may cảm thấy những thay đổi khác thường trong cơ thể. Đừng để quá muộn rồi mới tìm cách điều trị, lúc đó “kêu trời không thấu”.

Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà một bệnh tình dục rất phổ biến ở Hoa Kỳ do virus HPV gây ra. Hầu hết các virus HPV đều có thể lây qua đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo. Sùi mào gà rất phổ biến, gần như tất cả những người xuất hiện quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh vào một thời điểm nào đó trong đời.

Có khoảng 40 chủng loại virus HPV có thể gây ra các bệnh tình dục bao gồm mụn cóc sinh dục và sùi mào gà. Để chống lại nguy cơ HPV, người ta đã tìm ra một loại vắc-xin có thể ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV.

Với sùi mào gà trong thai kỳ, các triệu chứng cơ bản hay gặp nhất chính là nổi mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Mụn cóc là những nốt thịt trên da mọc đơn lẻ hoặc hình thành từng cụm trông giống cây súp lơ.

Các triệu chứng của sùi mào gà khi mang thai bao gồm:

  • Mụn cóc sinh dục phát triển trên âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hoặc hậu môn ở phụ nữ.
  • Mụn cóc có thể xuất hiện trên cánh tay hoặc khuỷu tay hoặc gót chân.

Đôi khi bạn sẽ cảm nhận được mụn cóc hay bất cứ một dấu hiệu sùi mào gà nào cả. Do đó, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong thai kỳ để đảm bảo không có gì xảy ra với em bé của bạn.

Thông tin thêm: Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Sùi mào gà khi mang thai được chẩn đoán như thế nào?

Hầu hết các xét nghiệm sùi mào gà thường không được thực hiện trong thai kỳ. Do đó chẩn đoán sùi mào gà khi mang thai sẽ sử dụng phương pháp thử nghiệm Pap định kỳ. Sử dụng Pap, các bạn sĩ sẽ sử dụng tăm bông để lấy một số lượng nhỏ tế bào ở cổ tử cung của bạn để mang đi xét nghiệm. Nếu trong tế bào cổ tử cung của bạn có tế bào tiền ung thư thì chứng tỏ bạn có virus HPV.

Nếu bạn trên 30 tuổi, bạn có thể sẽ được yêu cầu làm thêm xét  nghiệm ADN HPV cùng với xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện ra virus HPV gây sùi mào gà và cả ung thư cổ tử cung.

Sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sùi mào gà phát triển rất nhanh ở phụ nữ có thai. Do các thay đổi nội tiết trong cơ thể thai phụ thật sự là môi trường tuyệt vời để virus HPV sinh trưởng. Các nốt sùi có thể lan rộng và phá hủy các mô, làm tắt đường sinh nở của mẹ.

bị sùi mào gà khi đang mang thai
Bị sùi mào gà khi đang mang thai có thể cản trở sự phát triển của thai nhi

Sùi mào gà có thể lây cho thai nhi qua đường truyền dịch. Bé có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà bẩm sinh. Virus HPV có thể tấn công đường hô hấp, mắt của trẻ để gây bệnh. Do đó, những đứa trẻ có mẹ bị mắc sùi mào gà cần được theo dõi kỹ lưỡng sau khi chào đời. Thậm chí virus sùi mào gà có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ và gây tử vong.

Như vậy, sùi mào gà có một ảnh hưởng nhất định đối với thai nhi. Mẹ nên tìm cách khắc phục và điều trị để tránh làm hại đến thiên thần của mình.

Sùi mào gà có thể lây truyền khi sinh con không?

Thông thường, bị nhiễm sùi mào gà sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Virus HPV có thể lây lan sang thai nhi thông qua nhau thai hoặc khi sinh con, nhưng tỷ lệ không cao.

Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về tỷ lệ lây truyền HPV từ mẹ sang con. Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có khoảng 11% trẻ sơ sinh dương tính với virus sùi mào gà, khi chúng có mẹ mắc bệnh. Trong một số ít trường hợp, virus HPV gây sùi mào gà có thể có thể truyền sang em bé ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Mụn cóc có thể phát triển xung quanh dây thanh quản của thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Đôi khi mụn cóc có thể gây chảy máu trong khi sinh nếu nó quá lớn. Tuy nhiên, hiếm khi mụn cóc phát triển đủ lớn để gây khó khăn cho phụ nữ khi sinh. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ có thể khuyến khích bạn sinh mổ để lấy thai nhi ra.

Chữa bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Không giống như điều trị sùi mào gà cho bệnh nhân thông thường. Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị triệt để sùi mào gà cho phụ nữ mang thai. Không có loại thuốc kháng sinh nào có sẵn để điều trị bệnh sùi mào gà cho phụ nữ mang thai. Thay vào đó chữa bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai thường tập trung vào các triệu chứng để kiểm soát bệnh.

chữa bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai
Chữa bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai phải cân nhắc các yếu tố gây ảnh hưởng đến thai nhi

Để điều trị sùi mào gà cho phụ nữ mang thai, bác sĩ có thể lựa chọn các cách sau:

  • Phương pháp đông lạnh các nốt sùi mào gà bằng nito lỏng.
  • Điều trị bằng tia laser.
  • Thực hiện phẫu thuật các nốt sùi mào gà quá lớn.
  • Đốt sùi mào gà bằng CO2.

Ngoài các phương pháp điều trị nói trên, phụ nữ mang thai có thể dùng dung dịch Trichloactics acid để chấm lên các nốt sùi. Cho đến khi thấy nó chuyển sang màu trắng là được. Còn nếu các nốt sùi ở cổ tử cung hay âm hộ thì chỉ có thể dùng cách đốt để loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, các biện pháp trên đây chỉ có thể loại bỏ các nốt sùi mào gà. Chứ không hề có tác dụng gì với virus HPV. Sau đó, bệnh hoàn toàn có thể tái phát. Do đó, sau khi sinh con, người mẹ cần được kiểm tra thường xuyên, theo dõi và điều trị cho đến khi hết 8 tháng ủ bệnh mà không có dấu hiệu bệnh thì mới tính là khỏi bệnh.

Có nên tiêm chủng ngừa HPV khi mang thai không?

Bạn biết đó cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà tốt nhất chính là thực hiện tình dục an toàn và tiêm ngừa. Phụ nữ từ 11 cho đến 26 tuổi và nam giới trên 26 tuổi đã đủ điều kiện để tiêm ngừa HPV. Chuỗi tiêm chủng được xem là hoàn thiện sau khi tiêm 2 đến 3 liều.

Tuy nhiên, tiêm ngừa virus HPV không được khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai. Mặc dù không có ghi nhận tác dụng tiêu cực của chủng ngừa HPV đối với thai nhi, tuy nhiên bác sĩ vẫn khuyến cáo bạn về việc tiêm ngừa này không hề có tác dụng điều trị bệnh cho bạn hay ngừa bệnh cho thai nhi.

Bệnh sùi mào gà nếu như không điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Phụ nữ mang thai khi bị sùi mào gà tức là nâng nguy cơ tử vong của hai mẹ con lên cao. Do đó, hãy đảm bảo khám và kiểm tra tiền sản trước khi quyết định mạng thai.

Nếu bạn không biết khám tiền sản ở đâu uy tín và quy trình ra sau có thể tham khảo bài viết: 7 điểm xét nghiệm sùi mào gà tốt nhất ở TP HCM và Hà Nội

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *