Các đường lây nhiễm chính của bênh lậu và cách phòng tránh

Xin hỏi, các con đường lây nhiễm của bệnh lậu là gì để tôi có biện pháp phòng tránh cho người thân. Trong một lần chót dại, tôi đi nhậu với bạn bè, sau đó mọi người rủ đi tăng 2 massage và có quan hệ tình dục với gái ở đây nhưng không mang bao cao su. Hơn 1 tuần sau thấy dương vật có hiện tượng lạ, tôi ra hiệu thuốc hỏi, người ta nói giống bệnh lậu, bảo bệnh này rất nguy hiểm, dễ lây lan nên đi viện sớm. Tôi muốn hỏi bệnh này lây như thế nào, tôi chưa có vợ nhưng nhà ở đông người, tôi sợ lây cho người thân. Xin cảm ơn

Huy Bảo – Bình Tân, TP HCM

Bệnh lậu có lây không
Bệnh lậu có lây không, lây qua những con đường nào chính là thắc mắc của rất nhiều người

Đó là một trong những câu hỏi mà chuyên trang chúng thường xuyên nhận được về bệnh lậu. Ngoài ra còn có các thắc mắc liên quan tới vấn đề này như:

  • Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?
  • Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống?
  • Bệnh lậu lây truyền qua đường nào?
  • Dùng bao cao su có bị lây bệnh lậu không?
  • Bệnh lậu có lây qua đường nước bọt không?
  • Bôn nhau có lây bệnh lậu không?
  • Bệnh lậu có lây qua quần áo không?
  • Bệnh lậu mãn tính có lây không?
  • Bệnh lậu có dễ lây không?…

Qua đó có thể thấy, hiện có rất nhiều người mắc phải bệnh lậu cần được trợ giúp. Chúng tôi đã liên hệ trực tiếp với các chuyên gia về bệnh xã hội và nhận được hồi đáp như sau:

I. Giải đáp bệnh lậu có lây không?

Đầu tiên, với thắc mắc bệnh lậu có lây không thì chúng tôi xin trả lời là . Bệnh lậu là căn bệnh khá phổ biến ở cả nam và nữ, là một căn bệnh rất nguy hiểm do tốc độ lây truyền của nó rất nhanh từ giai đoạn cấp tính đến mạn tính. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh lậu thường không rõ ràng, có đến 80% phụ nữ đã bị lây truyền bệnh lậu nhưng không có dấu hiệu rõ ràng nào cả.

Là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, lây lan nhanh và đang có xu hướng gia tăng. Do đó, nếu người mắc bệnh chủ động tìm hiểu con đường lây nhiễm bệnh lậu cho người khác để phòng tránh thì quá tốt. Đồng thời, người không mắc bệnh cũng cần có những kiến thức cần thiết, để không chỉ tránh xa bệnh lậu mà còn rất nhiều bệnh lây nhiễm nguy hiểm khác.

Thông tin hữu ích: Bệnh lậu có nguy hiểm không chữa khỏi được không?

II. Bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh lậu có lây truyền, nhưng các bạn phải biết rằng virus gây bệnh lậu là Neisseria gonorrhoeae có thể sống trong môi trường tự nhiên một vài phút, nên con đường lây lan khá phức tạp và khó lường.

Những con đường truyền nhiễm chính của bệnh lậu là tình dục, đường máu, đường sinh sản.

Tuy nhiên, một số tiếp xúc gián tiếp với người bệnh cũng có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh lậu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các con đường lây nhiễm bệnh lậu.

1. Lây qua đường tình dục

Đây có thể nói chính là nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh lậu và cũng là con đường lây nhiễm bệnh lậu hàng đầu khiến tỷ lệ bệnh lậu ngày càng gia tăng. Đây còn được xem là nguyên nhân gây ra bệnh lậu ở nam giới phổ biến nhất do các quý ông nên cẩn thận khi đi “đổi gió”.

Quan hệ tình dục - đường lây truyền bệnh lậu
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lây truyền bệnh lậu hàng đầu

Việc quan hệ tình dục không an toàn vối nhiều người, nhất là những người có tiềm ẩn nguy cơ bệnh lậu như gái mại dâm chính là nguyên nhân chiếm đến 95% các trường hợp mắc bệnh lậu. Vi khuẩn lậu tồn tại trong dịch sinh dục cụ thể là dịch âm đạo ở nữ và tinh dịch của nam. Khi bạn thực hiện các hành vi giao hợp vi khuẩn sẽ dễ dàng lây truyền khi hai bạn “thăng hoa”.

Không chỉ lây qua đường quan hệ trực tiếp, nếu bạn xảy ra quan hệ bằng miệng, đường hậu môn hay bằng tay cũng đều có thể bị lây bệnh lậu. Vi khuẩn lậu có thể truyền qua các vết thương ở niêm mạc vùng kín, trên da và niêm mạc miệng.

Đặc biệt là các trường hợp bị lở loét ở miệng, viêm nhiễm vùng kín hoặc có xây xước nhỏ ở tay, bộ phận sinh dục sẽ càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội, trong đó có bệnh lậu.

2. Lây từ mẹ sang con

Vi khuẩn có thể sẽ tấn công thai nhi ngay trong bụng mẹ qua đường tuần hoàn máu, gây nên các biến chứng nguy hiểm như mù, viêm màng não, dị dạng bẩm sinh,… Cho nên chị em phụ nữ không nên mang thai nếu đang mang vi khuẩn lậu, nên kiểm tra tiền sản trước khi quyết định mang thai.

Ngoài ra, nếu bạn đã mang thai mà vô tình bị nhiễm vi khuẩn lậu thì nên nhanh chóng đến cơ quan y tế uy tín để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Trường hợp xấu nhất, bạn có thể phải phá thai để tránh sinh ra quái thai.

3. Lây qua đường truyền máu

Máu và các chế phẩm từ máu cũng là con đường “thuận lợi” để bệnh lậu sinh sống và “di chuyển” sang đối tượng mới. Vi  khuẩn lậu không thể sinh sống trong môi trường bên ngoài nhưng nó có thể tồn tại trong môi trường máu, kể cả khi máu đã được rút ra bên ngoài hay đã đông lại.

Vi khuẩn lậu có thể lây truyền qua đường máu
Vi khuẩn lậu có thể lây truyền qua đường máu

Do đó, nếu bạn bị truyền máu có vi khuẩn lậu thì khả năng bạn bị lây bệnh khá cao. Nếu bạn phải truyền máu thì nên chọn địa chỉ uy tín, nếu bạn đi hiến máu cũng nên kiểm tra kỹ bản thân có mang vi khuẩn lậu hay không để tránh lây bệnh cho người nhận máu.

Ngoài ra, việc dùng chung kim tiêm, dụng cụ y tế cũng khiến bạn dễ dàng bị lây vi khuẩn lậu. Việc tiếp xúc vết thương vết người bệnh lậu cũng có khả năng lây nhiễm khá cao.

4. Lây qua đường tiếp xúc gián tiếp

Đây có lẽ là con đường lây truyền bệnh lậu khiến nhiều người khiếp đảm nhất. Vi khuẩn lậu có thể dễ dàng xâm nhập qua dụng cụ cá nhân như khăn tắm, đồ lót, dao cạo râu hay dao lam,…

Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong môi trường một thời gian một vài phút để chờ cơ hội lây truyền cho người khác. Do đó cả người bệnh lẫn người thân nên lưu ý để tránh bị lây bệnh do vô ý.

Nhiều người vẫn thắc mắc bệnh lậu có lây qua quần áo hay không, thì chúng tôi xin trả lời luôn vi khuẩn lậu chỉ có thể sống ở điều kiện môi trường có 3 – 10% là CO2, nhiệt độ trung bình 35ºC đến 37ºC và độ ẩm không khí là 70% đồng thời phải có môi trường đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng như huyết thanh, máu,…do đó vi khuẩn lậu không thể lây qua con đường thông thường như tiếp xúc quần áo.

Việc vi khuẩn lậu có thể lây qua đường giặt chung quần áo là không thể. Tuy nhiên nếu bạn mặc chung quần lót hoặc tiếp xúc quần áo khi cả hai đều có vết thương hở thì nguy cơ cũng rất cao, do đó tốt nhất nên ngâm, giặt riêng quần áo với người bệnh.

5. Bệnh lậu có thể lây qua đường ăn uống?

Bệnh lậu có lây qua đường miệng hây đường ăn uống không cũng là điều mà rất nhiều người lo lắng. Cùng với mối quan tâm này, chúng tôi xin trả lời để các bạn nắm rõ là bệnh lậu CÓ THỂ lây qua đường ăn uống.

Bệnh lậu có thể lây qua đường ăn uống
Bệnh lậu có thể lây qua đường ăn uống hay tiếp xúc nước bọt như ôm hôn

Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong dịch ở miệng, lưỡi, họng, nước bọt, cho nên việc dùng chung thức ăn, dụng cụ ăn uống có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh lậu. Bạn cũng tránh nhai cơm và bón cho con trẻ nếu nghi ngờ hoặc có sẵn vi khuẩn lậu trong người.

Ngoài ra, việc ôm hôn cũng sẽ khiến vi khuẩn lậu truyền từ nước bọt của người bệnh sang và gây bệnh.

Ngoài ra, sử dụng chung bàn chải đánh răng, cốc, chén, muỗng, khăn mặt hay bất cứ vật dụng các nhân nào cũng đều có thể khiến dịch lậu mủ lây truyền sang vào người. Do đó bạn tốt nhất nên sử dụng dụng cụ cá nhân riêng biệt, vệ sinh và khử trùng thường xuyên để tránh việc lây bệnh một cách vô tình.

Bệnh lậu là bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan. Do đó bạn nên biết cách phòng tránh hợp lý và kịp lúc.

III. Một số biện pháp phòng tránh bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh tình dục nguy hiểm, tuy nhiên nó là bệnh có thể điều trị đươc. Mặc dù có tính lây nhiễm cao, tuy nhiên bệnh lậu không thể tồn tại nếu không có môi trường máu hay huyết thanh.

Bạn có thể phòng ngừa bệnh lậu bằng một số biện pháp sau:

  • Không nên tắm chung ở nơi công cộng, đặc biệt là khi phải sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo với người khác.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Nên quan hệ tình dục an toàn, chung thủy. Sử dụng các biện pháp an toàn như dùng bao cao su khi quan hệ.
  • Trang bị kiến thức về bệnh lậu, những con đường lây truyền của nó để tránh trường hợp vô tình nhiễm bệnh.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên ăn uống nhiều dinh dưỡng, rau xanh kết hợp chế độ luyên tập và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe và phòng chống lại nhiều bệnh tật.

Bài viết này khái quát thông tin cơ bản về bệnh lậu và những con đường lây truyền để bạn có thể nắm rõ bệnh để có cách điều trị bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa hợp lý. Chúng tôi hy vong rằng bạn đã hiểu rõ về bệnh và tránh được căn bệnh xã hội này. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Thông tin hữu ích cho những quý ông chẳng may mắc bệnh lậu: Bệnh lậu ở nam giới và cách điều trị để tránh các biến chưng nguy hiểm

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *