Cảnh báo các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai

Mang thai là thời kỳ cơ thể người mẹ có những thay đổi về nội tiết tố  dẫn đến hệ miễn dịch bị giảm súc và có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đặc biệt, các mẹ có thể đối mặt với các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung.

Sự thay đổi của nội tiết tố khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, các mẹ bầu không chỉ phải chịu đựng cảm giác ốm nghén, ợ chua, đau lưng, vọp bẻ, phù nề… mà còn có thể phải đối mặt với nhiều căn bệnh, bao gồm các bệnh lý về phụ khoa. Nhận biết sớm các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai sẽ giúp các chị em chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và điều trị kịp thời, giảm bớt ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai

Dưới đây là những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai mà các mẹ nên biết:

1- Bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt là ở thai phụ.Viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai thường là do nấm, vi khuẩn và trùng roi gây ra. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện viêm âm đạo sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm âm đạo do nấm: 

Bệnh do nấm Candida sống trong âm đạo sinh trưởng quá mức khi nội tiết tố của người phụ nữ bị thay đổi làm mất cân bằng môi trường pH trong âm đạo. Nấm Candida này sẽ nhân cơ hội đó sinh sôi và phát triển dẫn đến viêm nhiễm âm đạo.

Biểu hiện viêm âm đạo do nấm bao gồm: đau và ngứa ở âm đạo, tấy đỏ và sưng môi âm đạo, khí hư đặc, dai dính, có màu trắng vàng, có mùi hôi, đi tiểu đau rát, đau khi quan hệ.

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn:

Viêm âm đạo do vi khuẩn thường gây ngứa quanh âm đạo, khí hư có màu trắng sữa, mùi hôi như mùi cá ươn, đau khi đi tiểu. Nếu mẹ không điều trị sớm dễ gây vỡ ối sớm, đẻ non, trẻ sinh ra bị nhiễm khuẩn, người mẹ sau khi bị nhiễm khuẩn tử cung…

  • Viêm âm đạo do trùng roi

Viêm âm đạo do trùng roi là căn bệnh lây qua đường tình dục, do ký sinh trùng Trichomonas sống trong âm đạo gây ra. Viêm âm đạo do trùng roi dễ nhận biết qua tình trạng khí hư màu vàng, mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo, âm hộ, tiểu buốt, tiểu rát. Cần điều trị viêm âm đạo sớm để ngăn chặn nhiễm trùng thai nhi, sảy thai, sinh non.

2- Bệnh viêm âm hộ

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của các mẹ bị thay đổi, nếu các mẹ không giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách thì khả năng bị bệnh viêm âm hộ thường khó tránh khỏi.

Triệu chứng thường thấy khi bị viêm âm hộ bao gồm:

– Ngứa vùng kín, nhất là những vùng môi lớn, môi nhỏ.

– Môi lớn và môi bé có bám một lớp khí hư hoặc chất cặn bẩn màu trắng hoặc xám.

-Vùng kín có mùi hôi khó chịu.

Viêm âm hộ kéo dài có thể dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… nên các mẹ cần chú ý và điều trị càng sớm càng tốt.

3- Bệnh viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung cũng là một trong những căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi âm đạo bị viêm nhiễm kéo dài, vi khuẩn và các nhân tố gây bệnh ngược dòng và gây viêm cổ tử cung. Các chị em bị viêm cổ tử cung thường có hiện tượng ra khí hư nhiều, có màu lạ, mùi hôi tanh, đau và ngứa vùng kín. Một số chị em còn bị sốt nhẹ.

Viêm cổ tử cung kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng và độ đàn hồi của cổ tử cung mà còn gây hại đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, hiệu quả, viêm cổ tử cung có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, nhiễm trùng thai nhi…

Trong thời gian mang thai, các mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín, ăn uống và sinh hoạt điều độ, khoa học để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu chẳng may gặp phải các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, các mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám để điều trị bệnh kịp thời nhé!

Bài viết hữu ích dành cho các mẹ bầu:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *