Đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa không?

Cho em hỏi, mấy ngày gần đây em thấy vùng kín bị đau rát hơi khó chịu. Em tính đi khám phụ khoa nhưng lại vướng ngày “đèn đỏ”. Xin hỏi em đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa không ạ? Mong chuyên mục cho em lời khuyên. (Kiều Trâm, Bình Dương)

GIẢI ĐÁP:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ thắc mắc với chuatribenhphukhoa.net nhé!

Với câu hỏi của bạn “Đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa không?”, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa không?

Đau rát vùng kín có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, hiện tại bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì không nên đi khám phụ khoa mà hãy chờ đến khi sạch kinh mới đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra kết quả chính xác.

Khám phụ khoa trong thời kỳ kinh nguyệt vừa gây mất vệ sinh vừa khó kiểm tra, kết quả có thể không được chính xác nên do ảnh hưởng của hormon nên thường được yêu cầu tuyệt đối không khám phụ khoa. Chưa kể, thời điểm này, miệng tử cung mở rộng, nếu thăm khám không cẩn thận có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm và các mầm bệnh xâm nhập vào ống tử cung và gây viêm nhiễm, tổn thương đến các cơ quan sinh sản như âm đạo, ống dẫn trứng, buồng tử cung.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian thích hợp nhất để khám phụ khoa trong trường hợp này là sau khi sạch kinh 3 ngày và nên đi khám vào buổi sáng là tốt nhất. Mặc dù không nên đi khám phụ khoa khi đang trong kỳ kinh nguyệt, nhưng nếu chị em có hiện tượng rong kinh, rong huyết kèm theo đau bụng, sờ thấy khối u ở bụng, ngất xỉu… thì nên đi khám ngay lập tức để được xử lý kịp thời.

Có thể bạn muốn biết: 

Rong kinh 2 tháng rồi phải chữa làm sao?

Những điều cần lưu ý trước khi khám phụ khoa

Để việc khám phụ khoa được thuận lợi, dễ dàng và cho kết quả tốt nhất, các chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây trước khi đi khám phụ khoa:

– Không khám phụ khoa khi vừa mới có quan hệ tình dục hoặc có sự thâm nhập vào âm đạo (dùng thuốc đặt) vì nó sẽ gây phá hủy độ pH trong âm đạo, ảnh hưởng đến kết quả lấy mẫu sinh thiết. Vì vậy, bạn cần kiêng quan hệ tình dục hoặc ngưng dùng thuốc đặt âm đạo ít nhất 1 – 2 ngày để cho kết quả chính xác.

– Không thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh trước khi đi khám để tránh tiêu diệt các vi khuẩn bên trong âm đạo, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Trước khi đi khám phụ khoa 1 ngày, bạn chỉ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch để tránh làm mất cân bằng môi trường pH trong âm đạo.

– Ăn uống điều độ, tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa, các chất kích thích như bia rượu trước khi đi khám phụ khoa từ 1 – 2 ngày.

Đọc thêm: 

Những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn trong kỳ đèn đỏ

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp giải đáp thắc mắc của bạn. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt!

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *