Huyết trắng bất thường là vấn đề mà các chị em phụ nữ hay gặp trong cuộc sống hiện nay. Huyết trắng có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ có biểu hiện khác nhau, tương ứng với từng bệnh lí cụ thể. Vậy đối với trường hợp huyết trắng có mủ là như thế nào? Để hiểu hơn về dấu hiệu này, chuyên mục chuatribenhphukhoa.net mời các bạn cùng nhau tìm hiểu bài viết huyết trắng có mủ và những điều chị em nên biết.
Nội dung bài viết bao gồm:
- Huyết trắng có mủ là gì?
- Thủ phạm gây bệnh huyết trắng có mủ thường gặp
- Dấu hiệu nhận biết bệnh trắng có mủ
- Hậu quả khi mắc bệnh huyết trắng có mủ
- Cách phòng bệnh huyết trắng có mủ hiệu quả nhất
- Cách điều trị bệnh huyết trắng có mủ
1. Trị bệnh huyết trắng có mủ bằng bài thuốc dân gian:
2. Trị bệnh huyết trắng có mủ bằng bài thuốc Đông y:
3. Trị bệnh huyết trắng có mủ bằng thuốc bằng Tây y:
Huyết trắng có mủ là gì?
Theo thống kê hiện nay, cứ 10 chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đang mang thai hoặc sau khi sinh) là có đến 9 người mắc phải chứng bệnh huyết trắng. Huyết trắng hay còn gọi là khí hư là dịch bài tiết âm đạo ra bên ngoài làm nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Dạng huyết trắng bình thường sẽ có màu trắng giống lòng trắng trứng. Mức độ nhiều hay ít sẽ thay đổi theo tác động chu kỳ kinh nguyệt.
Ngược lại, trường hợp gặp phải huyết trắng có mủ sẽ có những đặc điểm như huyết trắng vón thành cục, có mủ, kèm theo màu sắc khác lạ…. Đặc biệt màu sắc huyết trắng sẽ biến đổi thất thường tùy vào cơ địa bệnh lí của từng người. Bên cạnh đó, còn kèm theo mùi hôi tanh và ra nhiều hơn so với những ngày chưa rụng trứng.
Thủ phạm gây bệnh huyết trắng có mủ thường gặp
Huyết trắng có mủ chứng tỏ cơ quan sinh dục của nữ giới đang không khỏe mạnh, xuất hiện triệu chứng này có thể là do:
– Do nấm Candida albicans:
Vùng kín là nơi luôn ẩm ướt nên rất dễ tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là nấm Candida. Khi vùng kín bị xâm chiếm bởi loại nấm này thì huyết trắng sẽ chuyển sang màu trắng đục, dính từng mảng như phô mai, có lúc có mùi hôi và kèm theo triệu chứng ngứa rát khó chịu.
– Do nhiễm trichomonas vaginalis:
Bệnh huyết trắng được gây ra bởi trùng roi trichomonas. Lúc này lượng huyết trắng sẽ ra nhiều hơn so với bình thường và màu sắc cũng thay đổi như màu vàng xanh, có bọt mủ.
– Mắc bệnh lí liên quan đến phụ khoa:
Bệnh viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, u xơ tử cung … huyết trắng sẽ có màu sữa đục, dính thành từng mảng và đôi khi có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, với bệnh u xơ tử cung thì huyết trắng sẽ tiết ra nhiều hơn và nếu bị nhiễm khuẩn thì huyết trắng có lẫn máu hoặc mủ kèm theo.
Ngoài ra, bệnh còn do ảnh hưởng tâm lí, rối loạn thần kinh thực vật, mắc các bệnh xã hội bệnh giang mai, sùi mào gà, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục…
Dấu hiệu nhận biết bệnh trắng có mủ
– Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh huyết trắng có mủ bạn cần nắm rõ:
- Ngứa ngáy, khó chịu tại vùng kín.
- Huyết trắng ra nhiều và có màu sắc khác thường như màu vàng nhạt hoặc đậm, màu trắng đục, màu xanh hoặc có máu kèm theo.
- Có mùi hôi, tanh.
- Cảm giác đau bụng râm râm kéo dài trong vài giờ đồng hồ.
- Kinh nguyệt bất thường, ra máu âm đạo.
Hậu quả khi mắc bệnh huyết trắng có mủ
Bệnh huyết trắng có mủ đang cảnh báo bạn mắc các bệnh lí có liên quan đến phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm vùng chậu… khi mới xuất hiện sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống với các triệu chứng của bệnh gây ra. Nếu người bệnh nhận biết sớm các triệu chứng trên, kịp thời khám và điều trị bệnh triệt để thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ.
Tuy nhiên, ngược lại với việc điều trị bệnh, bạn lại chọn cách chấp nhận sống chung với bệnh sau một thời gian tái phát liên tục sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây viêm tắc vòi trứng, làm khó thụ thai và gây vô sinh hiếm muộn. Nguy hiểm hơn, chúng làm tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung đe doạ đến tính mạng.
Chính vì vậy, các bạn cần phải trang bị cho bản thân mình những kiến thức cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng bệnh, giúp tránh nguy cơ mắc phải những biến chứng trên. Cụ thể như sau:
Cách phòng bệnh huyết trắng có mủ hiệu quả nhất
Để hạn chế mắc phải chứng bệnh huyết trắng có mủ, các chị em phụ nữ cần lưu ý và thực hiện tốt những điều cơ bản sau đây:
+ Tuyệt đối khi gặp phải những dấu hiệu bất thường trên, bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà hoặc bỏ dở quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày và đúng cách bằng sản phẩm chuyên khoa theo hướng dẫn của các bác sĩ. Trong quá trình vệ sinh không nên thụt rửa âm đạo quá sâu vì có thể khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công sâu bên trong.
+ Hạn chế quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh hoặc trong những ngày đèn đỏ.
+ Giữ quần lót luôn khô thoáng, nên phơi nơi có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu vào.
+ Trang phục rộng rãi không quá bó sát người, bạn nên lựa chọn những loại vải thoáng, thấm hút tốt, tuyệt đối không chọn quần lót bằng các loại vải coton.
+ Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh tạo áp lực thường xuyên sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
+ Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.
Cách điều trị bệnh huyết trắng có mủ
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh huyết trắng có mủ, tùy vào từng hợp bệnh nặng nhẹ khác nhau mà áp dụng cách chữa bệnh khác nhau cho phù hợp. 3 phương pháp điều trị bệnh huyết trắng thường được áp dụng đó là: Sử dụng bài thuốc dân gian, bài thuốc Đông y và chữa bệnh bằng Tây y, cụ thể các phương pháp như sau:
1. Trị bệnh huyết trắng có mủ bằng bài thuốc dân gian:
Bài thuốc dân gian chữa bệnh huyết trắng có mủ thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, mới phát. Hai bài thuốc được các chị em thường áp dụng đó là:
# Lá chè tươi chữa bệnh huyết trắng có mủ:
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá chè xanh tươi rửa sạch với nước muối loãng rồi đem vò nát, cho vào nồi đun với 1,5 lít nước và cho thêm 1/2 thìa muối vào đun sôi. Tiếp theo bạn đổ ra chậu nhỏ để xông hơi vùng kín. Khi hơi nước hết bốc lên, dùng tay thử nước nếu còn hơi ấm thì dùng nước này để rửa lại vùng kín. Thực hiện 2-3 lần/ngày, làm liên tục trong 1 tuần sẽ có kết quả.
Chú ý: Khi xông vùng kín cần giữ khoảng cách vừa phải, nếu xa quá sẽ không cho tác dụng nhưng nếu gần quá sẽ dễ gây bỏng làn da của bạn.
# Trị huyết trắng có mủ bằng gừng tươi:
Thực hiện: Chuẩn bị 50g gừng tươi cạo bỏ vỏ, rửa sạch sau đó giã nát, cho vào nồi thêm 1 lít nước sạch đun sôi. Đổ nước gừng ra chậu, pha thêm nước lạnh để nước này hơi ấm rồi đem ngâm vùng kín khoảng 10-15 phút thì dùng khăn sạch và mềm lau khô nhẹ nhàng. Trước khi thực hiện bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước. Nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ nếu không cũng có thể thực hiện vào ban ngày.
Ngoài hai bài thuốc này ra, bạn có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác như: tỏi, diếp cá, rau húng, bồ kết… để làm bài thuốc xông hơi trị bệnh huyết trắng có mủ mang lại kết quả khá cao.
→ Bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh huyết trắng có mủ ở mức độ nhẹ, làm giảm các triệu chứng của bệnh gây ra và không để bệnh phát triển nặng hơn. Được sử dụng những loại thảo dược quanh nhà, rất dễ kiếm, thực hiện dễ dàng, tiết kiệm chi phí… nhưng hiệu quả mang lại rất chậm nên người bệnh cần phải kiên trì áp dụng.
2. Trị bệnh huyết trắng có mủ bằng bài thuốc Đông y:
Thuốc Đông y chữa bệnh huyết trắng có mủ thường rất an toàn, đồng thời giúp điều trị tận gốc bệnh và ít có nguy cơ tái phát trở lại. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng liều lượng.
# Bài thuốc uống:
+ Nguyên liệu: Bạch Thược, Bạch Truật, Thục Địa, Cam Thảo, Trinh Nữ Hoàng Cung, Chỉ Xác, Đương Quy, Xuyên Khung.
+ Cách dùng: Sắc lấy nước chia làm 3 phần, uống trong ngày sau bữa ăn. Nên uống khi nước còn ấm.
# Bài thuốc xông vùng bệnh:
+ Nguyên liệu: Rau răm, lá trầu không, muối hột, phèn chua kết hợp với chỉ xác, xà sàng tử, hoàng bá, quế khâu.
+ Cách dùng: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó, đổ nước thuốc ra ngoài chậu sạch rồi ngồi xông hơi. Trước khi xông bạn nên vệ sinh sạch vùng kín nhé!
→ Việc kết hợp bài thuốc uống, xông hơi sẽ giúp hỗ trợ và điều trị bệnh huyết trắng có mủ nhanh đạt kết quả hơn, chữa trị bệnh tận gốc. Tuy nhiên, khi áp dụng bài thuốc cần phải được thầy thuốc bắt mạch sau đó sẽ bốc thuốc, bệnh nhân không được dùng thuốc tùy tiện.
3. Trị bệnh huyết trắng có mủ bằng thuốc bằng Tây y:
Những loại thuốc Tây y trong điều trị bệnh huyết trắng có mủ thường được kể đến như:
+ Thuốc uống: fluconazole, inidazole hoặc secnidazole, metronidazol … có tác dụng trị mùi hôi, ngứa âm đạo, đau khi giao hợp.
+ Thuốc đặt: miconazole, clotrimazole điều trị huyết trắng có mủ do nấm gây ra.
→ Dùng thuốc tây y điều trị bệnh huyết trắng có mủ cần lưu ý vì trong thuốc có nhiều biệt dược và hàm lượng khác nhau. Do đó, khi mắc bệnh huyết trắng có mủ, chị em cần đi khám phụ khoa để được tư vấn và dùng thuốc đúng cách. Tránh dùng thuốc theo cảm tính sẽ gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tóm lại, qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên sẽ giúp có hướng xử lí tốt hơn, tránh để bệnh phát triển lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ.
Có thể bạn đang quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!