Ngứa âm đạo sau sinh có thể là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo mà các chị em phụ nữ không nên chủ quan. Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ rất yếu, vùng kín cũng thường dễ bị tổn thương, nếu không được vệ sinh đúng cách hoặc quan hệ quá sớm rất dễ bị viêm ngứa âm đạo. Vậy, ngứa âm đạo sau sinh phải điều trị thế nào ? Những thông tin sau đây sẽ giúp các chị em nắm rõ cách chữa trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
Vì sao phụ nữ bị ngứa âm đạo sau sinh ?
Viêm ngứa âm đạo sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Bệnh do nấm, tạp khuẩn hoặc trùng roi gây ra với các biểu hiện khác nhau tùy theo loại vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, một trong những tác nhân thúc đẩy tình trạng viêm âm đạo sau sinh là do sức đề kháng của người mẹ thấp khiến cơ thể suy yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh; vệ sinh âm đạo không đúng cách hoặc quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh.
Biểu hiện viêm ngứa âm đạo ở phụ nữ sau sinh:
- Viêm ngứa âm đạo do nấm: Dịch âm đạo có màu trắng như phô mai trắng, sền sệt, vùng kín có mùi nặng nhưng không hôi.
- Viêm ngứa âm đạo do tạp khuẩn: Ra huyết trắng nhiều, mùi khó chịu như cá ươn, khí hư màu trắng đục, ngứa ngáy, khó tiểu..
- Viêm ngứa âm đạo do trùng roi: Dịch tiết âm đạo nặng mùi, ngứa âm đạo, đau khi đi tiểu hoặc giao hợp.
Trong đó, nguyên nhân gây ngứa âm đạo sau sinh chủ yếu là do nhiễm nấm.
Điều trị ngứa âm đạo sau sinh
Khi phát hiện các biểu hiện bất thường ở vùng kín và cơ quan sinh dục, chị em phụ nữ cần nhanh chóng đi khám phụ khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, việc điều trị viêm âm đạo đã trở nên dễ dàng và có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm.
1- Dùng thuốc kháng sinh
Phương pháp điều trị ngứa âm đạo sau sinh do nhiễm nấm là dùng các loại thuốc kháng sinh để diệt nấm. Nếu bệnh là do tạp khuẩn thì phải dùng thuốc kháng khuẩn. Việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và không được tự ý sử dụng. Cần uống thuốc đầy đủ, đúng theo liều lượng và thời gian bác sĩ chỉ định, tránh bỏ thuốc giữa chừng. Các mẹ đang cho con bú sẽ được kê những loại thuốc đặc biệt để không ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của cả mẹ và bé.
2- Ngăn ngừa tái phát
- Trong quá trình điều trị viêm ngứa âm đạo, các mẹ cần thực hiện những lời khuyên sau đây để hỗ trợ việc chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát:
- Vệ sinh sạch vùng kín và giữ vùng kín khô ráo.
- Không nên tắm bồn quá lâu hay ngâm mình trong những vùng nước bẩn khác.
- Không dùng xà phòng, thuốc tẩy, thuốc xịt vệ sinh cho phụ nữ một cách thường xuyên… để tránh làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, gây khô rát, khó chịu ở vùng kín.
- Tránh thụt rửa âm đạo quá sâu dễ làm tổn thương âm đạo, tăng tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và nhiều bệnh lý phụ khoa khác.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên nếu ra nhiều dịch tiết.
- Hạn chế mặc quần jeans bó sát, mặc quần lót bằng vải bông thông thoáng và thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi. Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong 2 tháng đầu sau khi sinh để tránh làm tổn thương âm đạo.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Ngứa âm đạo sau sinh không còn quá xa lạ đối với các chị em, nhất là với phụ nữ sau sinh. Trên đây là một số biểu hiện cụ thể, tuy nhiên có một số trường hợp bệnh không được biểu hiện một cách rõ ràng. Chính vì thế các chị em nên thận trọng để có cách điều trị phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!