Nguyên nhân khiến việc đặt thuốc phụ khoa bị ra máu

Một trong những phương pháp điều trị bệnh phụ khoa tiện lợi nhất đang được nhiều người áp dụng đó chính là dùng thuốc đặt chữa bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này không phải bất kì ai cũng có thể thực hiện thành công, có một số trường hợp khi áp dụng cách làm này lại gây ra những biến chứng như tình trạng viêm nhiễm nặng hơn hoặc  vùng kín bị ra máu…. Vậy nguyên nhân khiến việc đặt thuốc phụ khoa bị ra máu bạn đã biết chưa?

Phụ khoa là căn bệnh mà nhiều chị em phụ nữ thường hay mắc phải trong độ tuổi sinh nở, với các triệu chứng đi kèm như ngứa ngáy vùng kín, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn so với bình thường, có mùi hôi, kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới…. khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt làm ảnh hưởng đến tâm lí, sức khoẻ. Hầu hết các chị em thường sử dụng những phương pháp điều trị tại nhà bằng các loại thảo dược tự nhiên như: Lá chè, lá trầu không, rau húng, lá lốt, trinh nữ hoàng cung… để khắc phục bệnh nhưng sau một thời gian bệnh vẫn tái phát nên nhiều chị đã tìm đến cách điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc tây y.

Theo bác sĩ Hà Thị Bích Vân hiện đang công tác tại trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội cho biết: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặt chữa bệnh phụ khoa. Tuỳ vào tình trạng viêm nhiễm ở khu vực nào (âm đạo, lộ tuyến, xương chậu…);  Mức độ viêm nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây bệnh… mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc đặt để điều trị như: Thuốc đặt chứa nhiều chất kháng sinh,  thuốc đặt chứa một chất kháng sinh, thuốc đặt dùng để trị trùng roi (metronidazol 500mg) còn trị nấm Candida thì dùng viên đặt (Clotrimazol)….

Khi bác sĩ kê thuốc đặt lúc này sẽ hướng dẫn người bệnh  về cách sử dụng thuốc đúng nhất. Thế nhưng sau khi đã được hướng dẫn xong lại có một số trường hợp không tuân thủ theo hoặc chủ quan sử dụng thuốc theo cảm tính nên đã dẫn đến chảy máu. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân khiến việc đặt thuốc phụ khoa bị ra máu

  • Đặt thuốc không đúng hướng dẫn:

Thuốc đặt chữa bệnh phụ khoa thường ở dạng viên nén tròn hoặc viên đạn rất cứng. Nhiều người lười biếng nên đã dùng viên thuốc này đặt trực tiếp vào vùng bệnh mà không làm ẩm thuốc trước khi đặt. Chính điều này sẽ khiến cho viên thuốc khó tan thậm chí là không tan, các cạnh của thuốc sẽ cọ xát vào niêm mạc của âm đạo làm tăng nguy cơ trầy xước và dẫn đến chảy máu.

  • Đặt thuốc sai thời điểm:

Một điều mà tất  cả chúng ta cần phải biết đó chính là chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng cách đặt thuốc vào âm đạo, không nên thực hiện trong thời điểm sắp đến chu kì kinh nguyệt. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vùng bệnh, hậu quả làm cho âm đạo bị chảy máu.

  • Dị ứng với thuốc đặt:

Một số loại thuốc đặt có chứa các thành phần gây kích ứng cho da hoặc thuốc không tương thích với môi trường âm đạo nên chảy máu là dấu hiệu phản kháng lại thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý trong quá trình đặt thuốc đã khiến cho nội tiết tố bị rối loạn gây rong kinh hoặc xuất huyết tại âm đạo.

  • Không kiêng cử trong quá trình đặt thuốc:

Được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho việc đặt thuốc chữa bệnh phụ khoa bị ra máu mà nhiều người thường hay gặp phải. Vì trong thời gian đặt thuốc chữa bệnh bác sĩ có khuyên bạn cần phải kiên cử các vấn đề như: không quan hệ tình dục với bạn tình, có chế độ ăn uống đúng cách, nghỉ ngơi trong thời gian đặt thuốc…. nhưng dường như những lời khuyên này các bạn điều không tuân thủ mà lại phát huy nên mới dẫn đến hậu quả chảy máu âm đạo.

  • Tác động mạnh từ yếu tố bên ngoài:

Việc dùng viên thuốc đặt đẩy nhanh và mạnh vào sâu bên trong âm đạo hoặc cũng có thể trong quá trình cầm viên thuốc đặt, bạn dùng móng tay dài và nhọn để làm việc va chạm với vùng quá mạnh sẽ làm tổn thương và gây chảy máu.

  • Vệ sinh không đúng cách:

Thói quen lười vệ sinh, vệ sinh không đúng cách hoặc không giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công mạnh vào vùng bệnh gây viêm nhiễm nặng hơn, âm đạo sẽ trở nên ngứa rát, khó chịu gấp bội lần và chảy máu là kết quả của việc không giữ vệ sinh vùng bệnh sạch sẽ.

Ngoài ra,  đặt thuốc phụ khoa bị chảy máu có thể do các tổn thương ở cổ tử cung như u tử cung, tiền ung thư, viêm lộ tuyến tử cung….

Hướng dẫn cách xử lí khi đặt thuốc phụ khoa bị ra máu

Việc đặt thuốc phụ khoa bị ra máu là một tác dụng phụ trong quá trình điều trị không ai mong muốn xảy ra, nhưng khi gặp phải trường hợp này chúng ta nên xử lí bằng cách nào? Sau đây bác sĩ Bích Vân sẽ hướng dẫn các bạn một số cách  khắc phục khi đặt thuốc phụ khoa bị chảy máu:

+ Sau khi đặt thuốc hoặc trong quá trình đặt thuốc bạn thấy bị chảy máu thì cần phải ngưng thuốc ngay lập tức. Thay vào đó bạn nên dùng một cốc nước muối pha loãng hay nước muối sinh lí  để vệ sinh lại vùng kín.

+ Nên mặc quần lót chất liệu vải thoáng mát, hút ẩm và không nên mặc những bộ trang phục quần quá chật chội, bó sát người, cách tốt nhất bạn nên mặc váy để vùng bệnh không bị đau rát.

+ Hãy tìm xung quanh khu vực mình đang sống có những địa chỉ phòng khám hay bệnh viện phụ khoa nào uy tín và chất lượng để thăm khám. Từ đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và thay đổi phương pháp điều trị khác tốt hơn.

+ Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ từng bước một, không được tự ý điều trị bệnh tại nhà trong những trường hợp này.

+ Đừng quên chú ý đến chế độ sinh hoạt từ ăn uống , làm việc, nghỉ ngơi và vệ sinh vùng kín cẩn thận trong thời gian này.

Nguyên nhân khiến việc đặt thuốc phụ khoa bị ra máu… sau khi xem qua những chia sẻ trên chắc chắn sẽ giúp các chị em chúng ta cẩn thận hơn khi dùng thuốc đặt chữa viêm phụ khoa để không gây ra những rủi ro đáng tiếc làm ảnh hưởng đến vùng bệnh khiến bệnh trở nên nặng hơn, làm cho quá trình điều trị tốn nhiều thời gian và chi phí.

Có thể bạn đang quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *