Khí hư ra nhiều, khí hư có mùi, sắc khác thường là những triệu chứng bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ. Với sự tiến bộ của y học, căn bệnh này có thể được chữa khỏi rất dễ dàng. Vì vậy bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm khi thấy bất kì dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa nào được đề cập trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết bao gồm:
- 13 dấu hiệu và triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
1. Đau bất thường trong kỳ kinh
2. Bị rối loạn kinh nguyệt/ rong kinh
3. Đi tiểu ít/nhiều bất thường kèm đau rát
3. Bị ngứa vùng kín
4. Âm hộ, âm đạo sưng tấy
5. Âm đạo đột nhiên tiết dịch nhầy và khí hư bất thường
7. Chảy máu âm đạo không do kinh nguyệt
8. Bị đau bụng dưới không trong kỳ kinh
9. Đau rát khi quan hệ cũng là dấu hiệu bị viêm phụ khoa
10. Nổi mụn ở cô bé
11. Sưng chân bất thường coi chừng bị ung thư cổ tử cung
12. Đột nhiên thấy chán ăn/ thèm ăn
13. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi- Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có chữa được không
- Cần làm gì khi có dấu hiệu viêm phụ khoa?
Bệnh phụ khoa là thuật ngữ chung dùng chỉ tình trạng viêm và tổn thương ở các bộ phận nằm trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ như âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tử cung…Phần lớn phụ nữ có những nhận định sai lầm về các viêm nhiễm phụ khoa, cứ cho rằng nó tự đến ắt sẽ tự đi. Tuy nhiên, suy nghĩ đó đã vô tình làm cho chính họ mắc phải các căn bệnh khác nguy hiểm hơn mà không hề hay biết. Mắc các bệnh phụ khoa trong thời kỳ mang thai có thể gây ra việc phải đẻ non, sẩy thai, viêm màng ối,…Đặc biệt nếu mắc các bệnh lậu, chalamydia,…thì khi sinh con có thể lây truyền cho con nữa.
13 dấu hiệu và triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
Việc nhận biết được các dấu hiệu bệnh phụ khoa nhằm điều trị kịp thời là rất quan trọng. Bạn có thể dựa vào 13 triệu chứng dưới đây để xác định xem mình có mắc căn bệnh này hay không:
1. Đau bất thường trong kỳ kinh
Khi tới chu kì hành kinh, nhiều chị em thường xuyên chịu ám ảnh bởi những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc ở lưng. Đây được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường và các cơn đau diễn ra ít và thưa thớt.
Tuy nhiên nếu xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài, đau nhói hẳn về một bên bụng thì bạn nên thận trọng bởi đây là một trong những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa xảy ra ở vùng chậu, tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
2. Bị rối loạn kinh nguyệt/ rong kinh
Bình thường chu kì kinh nguyệt của chị em kéo dài từ 21 đến 35 ngày và thời gian hành kinh kéo dài trung bình từ 3-5 ngày. Thế nhưng việc mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, điển hình là bệnh viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung có thể gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Tình trạng này khiến cho chị em bị chậm kinh, rong kinh, số ngày hành kinh kéo dài có khi tới hơn 7 ngày. Kèm theo đó là hiện tượng ra nhiều máu ( trên 80 ml), trong người mệt mỏi. Bạn không nên chủ quan khi thấy triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa này.
3. Đi tiểu ít/nhiều bất thường kèm đau rát
Đây cũng là một trong những triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp. Nguyên nhân thường là do chị em mắc bệnh viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiểu tiện hàng ngày.
Bệnh có thể làm bạn đi tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn mức bình thường. Kèm theo đó là cảm giác đau rát mỗi lần đi tiểu, nước tiểu có thể lẫn máu do viêm nhiễm phụ khoa nặng.
3. Bị ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín là dấu hiệu bệnh phụ khoa ở giai đoạn đầu bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn bị viêm nhiễm phụ khoa do nhiễm nấm Candida hoặc nhiễm trùng roi Trichomoniasis.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị ngứa vùng kín vì nhiều lý do khác như dị ứng với sữa tắm, dung dịch vệ sinh hay vải quần… Do đó hãy để ý nếu thấy các triệu chứng mắc bệnh phụ khoa khác đi kèm thì nên đi khám sớm.
Bạn có thể tham khảo thêm: Ngứa xung quanh vùng kín nữ là dấu hiệu của bệnh gì?
4. Âm hộ, âm đạo sưng tấy
Triệu chứng này chỉ được phát hiện khi đi thăm khám bác sĩ. Chị em có thể bị sưng tấy niêm mạc âm hộ, âm đạo khi bị nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm hộ, ung thư âm hộ hay các căn bệnh xã hội như sùi mào gà, bệnh lậu. Dù tình trạng này xuất phát từ bất cứ lý do gì thì bạn cũng không nên chủ quan.
5. Âm đạo đột nhiên tiết dịch nhầy và khí hư bất thường
Bình thường âm đạo của người phụ nữ vẫn tiết ra một chất dịch màu trắng trong, không mùi để cân bằng độ ẩm, bảo vệ niêm mạc âm đạo. Tuy nhiên nếu một ngày đột nhiên bạn thấy khí hư ra nhiều bất thường, nó có màu trắng như mủ hoặc vàng và phát ra mùi hôi tanh khó chịu thì nên nghĩ đến các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
7. Chảy máu âm đạo không do kinh nguyệt
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang khi thấy âm đạo bị ra máu bất thường mà không trong thời kì hành kinh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là hiện tượng thường xảy ra khi có sự rối loạn hóc môn hoặc cũng có thể là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi bạn gặp các vấn đề ở buồng trứng, tử cung.
Đặc biệt nguy hiểm hơn, biểu hiện này còn có thể được bắt gặp trong các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là bệnh lý nguy hiểm đang ảnh hưởng đến 14% phụ nữ ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên đi khám ngay khi thấy dấu hiệu này.
8. Bị đau bụng dưới không trong kỳ kinh
Đây là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở nữ thường xảy ra khi gặp các vấn đề ở bộ phận sinh dục phía trong như vòi trứng hay buồng trứng. Cơn đau bụng dưới có khi âm ỉ nhưng cũng có lúc đau dữ dội, dù đã uống thuốc nhưng cũng chỉ thấy giảm đau tạm thời, khi hết hơi thuốc lại bị đau lại.
9. Đau rát khi quan hệ cũng là dấu hiệu bị viêm phụ khoa
Nhiều chị em thấy đau rát khi quan hệ chỉ nghĩ rằng do âm đạo của mình bị khô hoặc do chồng quan hệ quá mạnh bạo mà không biết rằng đây là một trong các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa ai khá đặc trưng. Trường hợp này xảy ra khá phổ biến khi mắc các bệnh lý như viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung..
10. Nổi mụn ở cô bé
Khi mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, sùi mào gà hay bệnh mụn rộp sinh dục, ” cô bé” có thể nổi nhiều mụn lạ bất thường. Mụn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thái khác nhau như mụn nước ngứa hay mụn thịt. Một số trường hợp bị viêm nang lông ở “vùng tam giác” cũng có triệu chứng này.
11. Sưng chân bất thường coi chừng bị ung thư cổ tử cung
Nếu một hoặc cả hai chân của bạn bị sưng mà không rõ lý do thì nên đi khám ngay. Theo kinh nghiệm chuyên môn nhiều năm làm việc tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM, bác sĩ Đoàn Thị Thu Trang cho hay: “Biểu hiện sưng chân thường xuất hiện trong giai đoạn nặng của bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh còn gây ra một số dấu hiệu khác như chảy máu và dịch tiết âm đạo bất thường, đau lưng, rối loạn chu kì kinh nguyệt, sụt cân bất thường… Vì vậy chị em không nên chủ quan cho dù thấy chân bị sưng nhưng không gây đau “.
Bạn nên xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung
12. Đột nhiên thấy chán ăn/ thèm ăn
Bạn có thể sẽ nghĩ ngay đến các vấn đề về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, chướng hơi, đầy bụng… khi có cảm giác chán ăn, thèm ăn. Tuy nhiên đây không phải là tất cả. Tình trạng này có thể xảy ra khi chị em phụ nữ mắc các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư tử cung, ung thư âm hộ, ung thư buồng trứng…
13. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Mệt mỏi, uể oải, không muốn làm bất cứ việc gì…Đây cũng là các triệu chứng mắc bệnh phụ khoa thường bị chỉ em bỏ qua. Nếu sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ mà tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lại sức khỏe.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có chữa được không
Các bệnh phụ khoa là hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn kiên trì điều trị, thực hiện các biện pháp kiêng tình dục trong quá trình chữa trị. Đồng thời nên khuyến khích điều trị cho bạn tình để mang lại hiệu quả cao nhất đồng thời tránh được nguy cơ tái lại.
Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa là khác nhau cho từng loại bệnh, tùy từng mức độ bệnh mà khi đi khám bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.
– Nếu viêm phụ khoa do trùng roi, bệnh nhân có thể được chỉ định đặt thuốc âm đạo.
– Đối với các bệnh do nấm gây ra, bệnh nhân được chỉ định đặt thuốc âm đạo và kết hợp với các biện pháp khác như: thay đổi thói quen sinh hoạt, giữ vùng kín khô ráo,…
– Những trường hợp viêm phụ khoa do vi khuẩn thường thì được chỉ định đặt thuốc âm đạo phối hợp với 3estrogen,…
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị và hỗ trợ việc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả nhất. Đây được coi là phương pháp an toàn do các thảo dược, vị thuốc nam vô cùng lành tính và không ảnh hưởng tới âm đạo. Nhưng chỉ được dùng khi đã được sự tư vấn của bác sĩ phụ khoa.
Thông tin hữu ích cho bạn: Cách điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa khỏi hẳn “chị em cần biết”
Cần làm gì khi có dấu hiệu viêm phụ khoa?
Khi gặp phải các triệu chứng bệnh phụ khoa nói trên chị em cần chú ý:
– Giữ tâm lý bình tĩnh vì đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm nếu như bạn đã phát hiện kịp thời. Sự lo lắng hay căng thẳng quá mức còn làm cho bệnh trở nên nặng thêm.
– Đến ngay các Trung tâm, cơ sở chuyên khoa để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ nhiễm bệnh,…để được điều trị đúng bệnh.
– Một số bệnh phụ khoa có thể lây cho nam giới, vì vậy nên cùng bạn tình đi kiểm tra xem kết quả như thế nào để điều trị đồng thời cho cả hai.
– Thực hiện các biện pháp sau để bệnh mau khỏi hơn:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, giữ cho nó luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH <4,5, không dùng hàng ngày, chỉ dùng khi cần thiết.
- Ngủ sớm và đủ giấc, uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng.
- Tránh việc ngâm mình trong nước quá lâu.
- Thực hiện việc thụt rửa âm đạo chỉ khi có được sự đồng ý của bác sĩ.
- Vệ sinh sạch sẽ trong những ngày hành kinh, thay băng vệ sinh 4-6 tiếng/ lần,…
Điều quan trọng không kém là bạn phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ, thực hiện kiên trì và đều đặn tái khám cho đến khi các triệu chứng bệnh phụ khoa chấm dứt hoàn toàn.
Bạn cần biết: Cách khám phụ khoa như thế nào? Có đau không? Ở đâu tốt?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!