Tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục không chỉ gặp ở nữ giới mà ngay ở cánh mày râu cũng gặp phải một số bệnh về nam khoa. Một trong những bệnh mà nam giới và nữ giới thường gặp nhất đó chính là viêm niệu đạo. Vậy bệnh viêm niệu đạo là gì và những thông tin có liên quan đến bệnh như thế nào? Sau đây chuyên trang chúng tôi sẽ chia sẻ một vài thông tin về căn bệnh này để các bạn có thể nhận biết sớm và có hướng điều trị kịp thời.
Bệnh viêm niệu đạo là gì?
1/ Viêm niệu đạo ở nam giới :
Ở nam giới, niệu đạo được chia làm 2 phần đó chính là niệu đạo trước và niệu đạo sau, chúng được biết đến là bộ phận thuộc đường tiết niệu bao gồm ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo. Ngoài nhiệm vụ dẫn nước tiểu ra bên ngoài thì niệu đạo còn đóng vai trò rất quan trọng mà chúng ta chưa biết đến đó chính là dẫn tinh trùng từ túi tinh ra bên ngoài khi nam giới có hiện tượng xuất tinh khi quan hệ tình dục.
Viêm niệu đạo thường gặp ở những nam giới có độ tuổi từ 20 – 35 tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ tình dục thoái hoá (qua đường hậu môn, miệng).
2/ Viêm niệu đạo ở nữ giới
Bạn đã tìm hiểu về bệnh viêm niệu đạo ở nam giới. Vậy còn nữ giới thì sao, theo các nhà khoa học cho biết bộ phận sinh dục của nữ giới kết cấu rất đa dạng niệu đạo của nữ giới được cấu tạo nằm bên trong âm hộ và hậu môn. Được biết đây chính là khu vực chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm có hại thường xuyên xâm nhập khi gặp phải môi trường thuận lợi.
Khác với nam giới, kết cấu hệ thống niệu đạo (hay còn gọi là tiết niệu) của nữ giới ngắn và rộng hơn, trong thời kì kinh nguyệt hay mang thai, lúc quan hệ tình dục… nếu không được vệ sinh sạch sẽ cô bé mỗi ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công vào cơ thể và gây nên chứng viêm.
Từ những kiến thức trên chúng ta có thể khái quát thành một định nghĩa, viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, đau rát thường xảy ra ở nhiều người. Trong đó, nam giới chiếm tỉ lệ 60% còn nữ giới 30%, vì thế bệnh được xác định là xuất hiện ở nam giới nhiều hơn vì niệu đạo ở nam giới dài hơn. Viêm niệu đạo tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bệnh xuất hiện, các triệu chứng của bệnh gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống nếu không có biện pháp xử lí kịp thời.
Cách xử lí khi mắc bệnh viêm niệu đạo
Bác sĩ CKII Trần Thị Hường, là một trong những bác sĩ đã có ít nhất 35 năm kinh nghiệm về sản phụ khoa, vô sinh hiếm muộn tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết:
Như đã nói trên, viêm niệu đạo tuy không phải là căn bệnh hiểm nghèo khó chữa. Tuy nhiên, việc nhận biết các triệu chứng của bệnh ngay từ lúc ban đầu sẽ giúp chúng ta khắc phục được những biến chứng mà bệnh gây ra, còn nếu người bệnh không có biện pháp xử lí từ sớm, để các triệu chứng trên kéo dài trong khoảng thời gian dài, bệnh chuyển sang mãn tính và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như làm hẹp niệu đạo, rò niệu đạo, viêm nhiễm lây lan rộng các khu vực khác gây nhiễm trùng, ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (đối với cả nam và nữ).
Chính vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải nắm vững cho bản thân một kiến thức cụ thể giúp bệnh nhân tự phòng bệnh tốt nhất tại nhà thông qua một số biện pháp sau đây:
- Không quan hệ tình dục nếu có thì cần phải đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh vùng kín, dương vật đều đặn mỗi ngày, nên dùng các loại lá như lá lốt, lá chè xanh… để rửa sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm.
- Mặc quần lót sạch sẽ rộng rãi thoải mái và có độ thấm hút tốt.
- Sử dụng nguồn nước sạch để tắm rửa và vệ sinh hàng ngày.
- Không nên sử dụng các loại thuốc phá thai, tránh thai.
- Uống nhiều nước sẽ có tác dụng lợi tiểu, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, tránh được hiện tượng tiểu ít.
- Đối với các chị em phái nữ đang trong thời kì hành kinh nên lựa chọn thuốc rửa âm đạo và băng vệ sinh có tính sát khuẩn nhẹ nhàng tránh vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm âm đạo.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc tránh ngủ quá khuya ăn uống thiếu chất…
Hiện nay y học đang ngày càng phát triển, khả năng phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo là điều rất dễ dàng thông qua việc đối chiếu những kiến thức trên. Thế nhưng, để xác định chính xác, đảm bảo cụ thể bệnh gây ra bởi nguyên nhân nào thì người bệnh nên đến trung tâm y tế chuyên khoa để khám bên ngoài và làm một số xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ như xét nghiệm dịch niệu đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu… để có kết quả, biết được bệnh gây ra do đâu và phương pháp nào điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Thông thường đối với những đối tượng mắc bệnh viêm niệu đạo trong trường hợp cấp tính thì nên sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc đặc trị khuẩn gây bệnh, thuốc chống sưng viêm phù nề như: Tetracycline; zithromycin; Doxycycline; Ceftriaxone; Spectinomycin; Spectinomycin… Các loại thuốc này cần phải được bác sĩ trực tiếp kê toa, người bệnh không được tự ý dùng thuốc một cách bừa bãi.
Trường hợp bệnh nặng ( giai đoạn mãn tính) thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị đó chính là phẫu thuật để nạo hút mủ và loại bỏ các phần niệu đạo bị hỏng không thể phục hồi được.
Ngoài ra, khi có nhu cầu sử dụng một số loại thảo dược dùng để chữa bệnh như: hạ khô thảo, giá đậu xanh, cây dứa dại, rễ cỏ tranh, lá lốt, rau má, mã đề… hoặc các bài thuốc đông y được kê theo thang thì bệnh nhân cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y, để bắt mạch và bốc thuốc điều trị cho chính xác.
Bệnh viêm niệu đạo là gì? Thông tin bạn nên biết qua những chia sẻ trên chắc chắn chúng ta sẽ hiểu hơn về căn bệnh này và khi mắc phải người bệnh sẽ có hướng giải quyết tốt nhất giúp bệnh được khắc phục tận gốc.
Có thể bạn đang quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!