Việc tìm cách chữa viêm niệu đạo sớm và dứt điểm là điều cần thiết cho cả nam và nữ bởi nó sẽ giúp bệnh nhân tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến tiền liệt, suy thận hay thậm chí là vô sinh. Tuy vậy bệnh nhân cũng không nên quá nôn nóng. Khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, dù là dùng mẹo dân gian hay uống thuốc chữa viêm niệu đạo do bác sĩ kê thì cũng cần kiên trì tuân thủ theo phác đồ, đồng thời cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt để bệnh mau chóng được đẩy lùi.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh viêm niệu đạo
1. Viêm niệu đạo là gì?
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm niệu đạo
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
4. Bệnh viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
5. Bệnh viêm niệu đạo có lây không?
Cách chữa bệnh viêm niệu đạo không do lậu
1. Dùng thuốc điều trị viêm niệu đạo
2. Cách chữa viêm niệu đạo bằng mẹo dân gian
Điều trị bệnh viêm niệu đạo do lậu
Để trị dứt điểm bệnh viêm niệu đạo cần lưu ý
1. Kiên trì với liệu trình điều trị
2. Thăm khám và điều trị cho bạn tình
3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Bệnh viêm niệu đạo
Niệu đạo là một trong những bộ phận thuộc hệ tiết niệu. Nó là tên gọi của một ống dài có điểm xuất phát từ bàng quang nối dài tới lỗ sáo để thực hiện chức năng dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Bộ phận này được tìm thấy ở cả nam và nữ, ngoài chức năng trên thì ở nam giới, niệu đạo còn đảm đương nhiệm vụ dẫn tinh dịch từ túi tinh ra ngoài khi nam giới đạt được cực khoái.
Trong số các bệnh lý phụ khoa thì bệnh viêm niệu đạo là một trong những căn bệnh khá phổ biến. Khi niệu đạo bị viêm, việc bài xuất nước tiểu cũng như tinh dịch sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời người bệnh còn có thể gặp nhiều biến chứng bất lợi khi hiện tượng viêm nhiễm lan rộng ra các bộ phận lân cận. Vậy bệnh viêm niệu đạo là gì? Cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về nguyên nhân cũng như đặc điểm nhận diện của bệnh. Từ đó có phương án phòng ngừa và điều trị kịp thời, hiệu quả.
1. Viêm niệu đạo là gì?
Bệnh viêm niệu đạo là hiện tượng đường tiểu bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng và viêm. Bệnh có thể xảy ra ở cả phái mạnh lẫn cánh chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 20-35. Trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh vẫn nhiều hơn cả ( khoảng 70%) do âm đạo có cấu tạo ngắn, lại nằm gần hậu môn.
Điểm đặc trưng của căn bệnh viêm niệu đạo là tình trạng nóng rát và đau mỗi khi đi tiểu, trường hợp bị nặng thì trong nước tiểu còn lẫn cả mủ. Nhiều trường hợp còn bị sốt, đau bụng dưới, đau lưng, ớn lạnh, đau rát khi giao hợp… Không dừng lại ở đó, bệnh có thể gây nhiều biến chứng bất lợi như xuất tinh sớm, suy thận, viêm tuyến tiền liệt hay viêm bàng quang ở nam giới. Trong khi đó, ở phụ nữ bệnh viêm niệu đạo được cho là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh vô sinh do tình trạng viêm nhiễm lan rộng lên trên khiến vòi trứng bị tắc nghẽn.
Chính vì vậy dù là nam hay nữ, khi mắc bệnh bạn cũng nên tìm cách điều trị sớm, tránh để bệnh kéo dài gây ra những hậu họa khôn lường cho sức khỏe.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm niệu đạo
Nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị bệnh viêm niệu đạo sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Do vậy bạn không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu xấu nào dưới đây:
# Triệu chứng bệnh viêm âm đạo ở nữ giới
Ở phụ nữ bệnh viêm âm đạo có những triệu chứng điển hình như:
- Âm đạo tiết nhiều dịch bất thường: Khi bị viêm, phần tổn thương trong niệu đạo sẽ tiết ra nhiều dịch nhày có dạng mủ hoặc nhớt. Chất này có mùi hôi tanh cực kì khó chịu. Đi kèm với đó, một số chị em còn có biểu hiện bị sốt, đau âm ỉ ở bụng dưới, ăn uống không ngon miệng, trong người có cảm giác bứt rứt khó chịu.
- Rối loạn tiểu tiện: Do ảnh hưởng trực tiếp đến đường dẫn tiểu nên bệnh viêm niệu đạo gây ra nhiều bất thường trong hoạt động tiểu tiện. Chị em có thể đi tiểu nhiều bất thường, tiểu khó, tiểu rát, đau đớn khi đi tiểu. Nghiêm trọng hơn trong nước tiểu còn có lẫn mủ và máu là biểu hiện của tình trạng viêm niệu đạo trầm trọng.
- Lỗ niệu đạo sưng đỏ: Đây là một biểu hiện tất yếu xảy ra khi niệu đạo bị viêm. Nó khiến cho lỗ niệu đạo sưng tấy, nóng đỏ, đau rát. Kèm theo đó là cảm giác ớn lạnh ở sống lưng vào buổi chiều tối.
- Đau khi giao hợp: Triệu chứng viêm niệu đạo này xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo không được kiểm soát tốt nên lây lan dần xuống âm đạo. Do vậy mà chị em có cảm giác đau đớn mỗi khi quan hệ
# Triệu chứng bệnh viêm âm đạo ở nam giới
Bên cạnh các bất thường trong hoạt động tiểu tiện và tình trạng đau rát khi quan hệ giống như ở nữ giới thì bệnh viêm niệu đạo ở nam giới còn có một số điểm đặc thù riêng như:
- Lỗ tiểu ( lỗ sáo) tiết ra nhiều dịch nhầy: Chất này đặc quánh như mủ và thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng sớm. Dịch nhầy được tiết ra quá nhiều có thể bịt kín lỗ tiểu khiến các quý ông gặp khó khăn trong việc tiểu tiện cũng như xuất tinh.
- Quan sát bằng mắt thường thấy đầu niệu đạo bị sưng đỏ, có cảm giác nóng rát, đau tức ở dương vật và ở bìu, phần bao quy đầu và lỗ sáo thường xuyên ngứa ngáy khó chịu.
- Đau ở xương mu và phần thắt lưng: Dương vật cũng đau cả khi nó đang trọng trạng thái cương cứng hoăc xuất tinh.
- Một số trường hợp bị sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn, nổi hạch vùng bệnh, nóng ran bên trong niệu đạo thì khả năng rất cao đây là triệu chứng viêm niệu đạo do nhiễm lậu cầu khuẩn.
- Trường hợp bị viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn: Phần bìu có thể bị sưng đau, sốt nhẹ, có cảm giác nóng ran bên trong niệu đạo, hay mắc ói, xuất hiện hạch ở bẹn.
# Khi có dấu hiệu nào cần đi thăm khám?
Đừng để bệnh viêm niệu đạo trở nặng và gây ra biến chứng mới chịu đi khám và điều trị. Khi nhận thấy bản thân đang có bất kì dấu hiệu xấu nào ở trên thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt những trường hợp dưới đây không nên chần chừ:
- Sốt cao, trong người ớn lạnh, vã mồ hôi hột, buồn nôn và nôn ói nhiều
- Dịch nhày tiết ra nhiều, có mủ và máu
- Niệu đạo có dấu hiệu bị áp xe
- Nam giới bị sưng đau tinh hoàn, thường xuyên bị xuất tinh sớm
Việc khám và điều trị viêm niệu đạo sẽ đạt được hiệu quả cao và nhanh chóng nếu bạn tìm đến đúng cơ sở y tế chuyên khoa có bác sĩ giỏi. Tham khảo thêm Top 10 địa chỉ khám viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay để nhanh chóng lựa chọn được một nơi khám chữa bệnh uy tín, gần nơi mình sinh sống.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
Bất kì ai cũng có thể bị viêm niệu đạo vì những nguyên nhân dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Ý thức vệ sinh cá nhân kém hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách, phụ nữ thường xuyên thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ bên ngoài vào tấn công niệu đạo.
- Quan hệ tình dục bừa bãi: Không mang bao su khi quan hệ hoặc quan hệ ngoài luồng với nhiều người là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm niệu đạo và các căn bệnh xã hội nguy hiểm ở cả hai phái.
- Ảnh hưởng của các chất tẩy rửa: Việc sử dụng dung dịch vệ sinh quá thường xuyên hoặc dùng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để tắm gội , xịt rửa vùng kín có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn ở bên trong và ngoài vùng kín. Do vậy mà vi khuẩn gây hại có cơ hội phát triển mạnh gây viêm niệu đạo.
- Nhiễm lậu cầu: Đây là nguyên nhân gây viêm niệu đạo cho khoảng 10% nam giới và 50% nữ giới trong tổng số các ca mắc bệnh.
- Viêm niệu đạo không do lậu: Bệnh có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn thông thường hoặc do nhiễm N.gonorrhoeae, C.trachomatis hay M.genitalism, Chlamydia
- Viêm niệu đạo do tác động cơ học: Việc thực hiện các thủ thuật y khoa như nong niệu đạo, tán sỏi, đặt ống thông tiểu, thăm dò bàng quang….có thể ảnh hưởng không tốt đến niệu đạo và khiến cho bộ phận này bị viêm.
Bạn có thể tham khảo chi tiết: 8 nguyên nhân bị viêm niệu đạo “nam và nữ giới đều phải biết”
# Các yếu tố làm tăng khả năng bị viêm niệu đạo
Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh trên thì một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo. Chẳng hạn như:
- Tuổi tác: Những người nằm trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là có nguy cơ bị bệnh cao nhất
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc giai phối với người đang bị viêm niệu đạo
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Có quan hệ đồng tính với người cùng giới
4. Bệnh viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Đây là thắc mắc không chỉ cánh mày râu mà rất nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh quan tâm. Ngoài việc mang đến những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày thì bệnh viêm niệu đạo còn gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Các biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm niệu đạo bao gồm:
- Bí tiểu, hẹp niệu đạo: Trong quá trình bình phục, phần niệu đạo bị viêm nhiễm sẽ có thể hình thành nên sẹo khiến cho lòng niệu đạo bị thu hẹp. Điều này sẽ khiến cho người bệnh gặp không ít khó khăn trong việc đi tiểu.
- Viêm nhiễm cục bộ: Vi khuẩn gây bệnh viêm niệu đạo có thể phát triển mạnh và tấn công cục bộ vào các bộ phận lân cận gây viêm bàng quang, viêm cổ tử cung, viêm tuyến tiền liệt hay viêm tinh hoàn, mào tinh…
- Vô sinh: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh viêm niệu đạo. Biến chứng này xảy ra khi viêm nhiễm ảnh hưởng đến ống dẫn trứng của nữ giới hoặc tuyến tiền liệt của nam giới.
- Rò hoặc áp xe niệu đạo: Niệu đạo khi bị viêm nhiễm nặng sẽ tạo ra các ổ áp xe hoặc lỗ rò , thậm chí là bị vỡ niệu đạo gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục: Hiện tượng đau rát khi quan hệ có thể khiến người bệnh trở nên lãnh cảm với chuyện chăn gối. Điều này khiến cho tần suất quan hệ thưa dần, nự giới thì không còn mặn mà với chuyện quan hệ, còn nam giới thì dễ mắc chứng xuất tinh sớm, liệt dương. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống tình dục và hạnh phúc của các cặp vợ chồng.
- Suy thận mãn: Tình trạng viêm niệu đạo nếu tái đi đi lại nhiều lần sẽ chuyển thành mãn tính. Nó có thể lây lan qua thận khiến thận bị viêm, trường hợp nặng có thể bị suy thận. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện, có khoảng 25% bệnh nhân bị suy thận mãn tính là do biến chứng từ bệnh viêm niệu đạo.
- Ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng: Phụ nữ bị viêm niệu đạo trong thời gian mang thai khi sinh con, bé sẽ rất dễ đau mắt, viêm mắt, viêm da do bị lây nhiễm vi khuẩn từ mẹ.
5. Bệnh viêm niệu đạo có lây không?
Về bản chất, bệnh viêm niệu đạo không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên nếu thủ phạm gây bệnh là do vi khuẩn lậu gây ra thì mầm mống cuả bệnh hoàn toàn có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh.
Các con đường lây nhiễm của bệnh viêm liệu đạo bao gồm:
- Lây khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh: Phần dịch nhầy được tiết ra từ người bệnh còn ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn cũng như mầm bệnh. Vì vậy nếu người bệnh mặc chung đồ lót hay các vật dụng cá nhân như khăn tắm, chậu tắm thì có nguy cơ bị lây bệnh rất cao.
- Quan hệ tình dục: Việc không mang bao cao su khi quan hệ với người bị bệnh sẽ khiến bạn dễ bị lây bệnh từ bạn tình. Trong thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng mắc viêm niệu đạo và phải đi điều trị cùng lúc do lây bệnh cho nhau.
- Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo có thể lây nhiễm mầm bệnh cho con nếu sinh qua ngã âm đạo.
Như vậy, bệnh viêm niệu đạo là một bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, không thể tự khỏi, cần được điều trị sớm. Bất cứ ai cũng không nên chủ quan khi có dấu hiệu bị bệnh.
Cách chữa bệnh viêm niệu đạo không do lậu
Ngoài lậu thì bệnh viêm âm đạo còn có thể xảy ra khi nhiễm các loại vi khuẩn thông thường hoặc do nhiễm nấm, nhiễm Trichomonas, Chlamydia và Mycoplasma…Với mỗi tác nhân gây bệnh thì chúng ta sẽ có một phác đồ điều trị bằng thuốc Tây khác nhau. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng kèm với thuốc dân gian để mau khỏi bệnh hơn.
1. Dùng thuốc điều trị viêm niệu đạo
# Điều trị viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia và Mycoplasma
Bệnh nhân có thể được chỉ định một trong các loại thuốc kháng sinh sau:
- Azithromycin: Dùng viên có hàm lượng 1 gram. Trong giai đoạn tấn công, bệnh nhân được uống với liều cao nhất.
- Doxycyclin: Mỗi lần uống 100mg x 2 lần/ ngày. Sau khi dùng liều đầu tiên cần đợi 12 tiếng sau mới dùng liều tiếp theo. Thời gian điều trị bệnh viêm niệu đạo bằng thuốc Doxycyclin kéo dài trong 7 ngày liên tục.
- Ofloxacin: Mỗi lần dùng 300mg x 2 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là 12 giờ. Đây là phác đồ dùng thuốc điều trị viêm niệu đạo nữ và nam trong 7 ngày với Ofloxacin
- Erythromycin: Liều dùng 500mg/ lần x 4 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các lần uống thuốc trước và sau là 4 giờ. Bệnh nhân thường được chỉ định loại thuốc này trong 14 ngày liên tục.
Trong số các loại thuốc trên thì các loại Azithromycin và Doxycycline sẽ được ưu tiên lựa chọn đầu tiên. Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với các thuốc này mới xem xét chuyển qua thuốc khác. Phác đồ điều trị này được áp dụng cho cả nam và nữ, bạn tình của người bị bệnh cũng tiến hành điều trị song song.
# Điều trị viêm niệu đạo do nhiễm Trichomonas
Trichomonas là một loại kí sinh trùng có khả năng lây qua đường tình dục. Loại thuốc được lựa chọn trong trường hợp này là Metronidazol , liều dùng 500mg/ lần x 2 lần/ ngày. Cần dùng thuốc ít nhất trong 7 ngày. Sau đó bệnh nhân cần đi tái khám lại để bác sĩ đánh giá kết quả và đề ra kế hoạch điều trị tiếp theo cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Thông thường, loại thuốc này chỉ được sử dụng cho bệnh nhân viêm niệu đạo do nhiễm Trichomonas nặng bởi nó có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Không dùng Metronidazol cho phụ nữ có thai. Việc dùng rượu khi uống thuốc sẽ gây buồn nôn, giảm tác dụng của thuốc.
# Điều trị bệnh viêm niệu đạo do nấm
Nấm Candida albicans là tác nhân gây viêm niệu đạo thường gặp nhất. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc chống nấm sau:
– Fluconazol: dạng viên uống với các hàm lượng 50mg hoặc 150mg.
- Liều tấn công: Uống một liều duy nhất là 150mg
- Liều dự phòng tái phát bệnh: Mỗi tháng uống 1 liều 150mg. Dùng thuốc trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng và lâu nhất là 12 tháng.
- Áp dụng điều trị cho cả người bệnh lẫn bạn tình của họ
– Itraconazol: Dạng viên uống hàm lượng 100 mg
- Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 viên trong 1 lần duy nhất
- Thời gian dùng thuốc: từ 3-5 ngày
Một số trường hợp được điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc chống nấm có biểu hiện bị dị ứng, ngộ độc gan, thận. Vì vậy bệnh nhân cần dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
# Điều trị viêm niệu đạo do nhiễm vi khuẩn thường
Bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ kháng sinh tương tự như khi chữa bệnh viêm bàng quang cấp. Các thuốc được lựa chọn bao gồm Beta-lactam, Fluoroquinolone, Trimethoprim-sulfamethoxazol. Các thuốc này được điều trị trong ngắn hạn, thời gian dùng thuốc thường chỉ kéo dài trong 3-5 ngày.
2. Cách chữa viêm niệu đạo bằng mẹo dân gian
Bên cạnh việc dùng thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo. Như vậy vừa đẩy nhanh được hiệu quả điều trị vừa tránh được việc phải sử dụng thuốc tây quá nhiều.
# Cách chữa viêm niệu đạo bằng hạ khô thảo
Hạ khô thảo có tên khoa học là Brunella – một loại thảo dược quý có nhiều tác dụng chữa bệnh như chữa đau mắt đỏ, nhức đầu, chóng mặt, bướu cổ, tuyến vú tăng sinh, tràng nhạc, huyết áp cao, nhọt vú sưng đau và đặc biệt là chữa viêm niệu đạo. Ở nước ta, loại thảo dược này sinh trưởng chủ yếu ở Sapa, Tam Đảo, Hà Giang…Tuy nhiên nếu sinh sống ở các vùng khác thì bạn có thể mua hạ khô thảo đã được sấy khô có bán tại các tiệm thuốc Nam về sử dụng.
- Chuẩn bị: 10g hạ khô thảo, 1g cam thảo
- Cách dùng thuốc: Hai vị thuốc trên trộn chung với nhau, đem sắc với 600ml nước. Sắc thuốc cho đến khi cạn còn khoảng 300ml thì ngưng. Số thuốc thu được chia uống 3-4 lần trong ngày cho hết
# Chữa viêm niệu đạo bằng giá đậu xanh
Từ giá đậu xanh các bà nội trợ có thể chế biến ra vô vàn món ăn tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nhờ có khả năng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, giá đậu xanh còn được sử dụng như một vị thuốc thông tiểu, hỗ trợ điều trị cho các trường hợp bị viêm niệu đạo.
- Chuẩn bị: 50g giá
- Cách dùng thuốc: Đem giá rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó nấu với 1 lít nước hoặc ép sống lấy nước uống hàng ngày. Nước giá có mùi hăng nên bạn có thể cho thêm chút đường vào cho dễ uống. Tuy nhiên chỉ nên thêm đường cho vừa đủ ngọt để không tác động xấu đến tổn thương.
# Điều trị viêm niệu đạo bằng cây dứa dại
Dứa dại tuy chỉ là một loại cây mọc hoang nhưng lại có giá trị dược liệu, đặc biệt là phần rễ của nó. Theo y học cổ truyền, rễ dứa dại có vị ngọt mát, có công dụng thông tiểu, trị nóng trong, giải độc gan. Do vậy mà bộ phận này thường được ưu ái sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, thận, viêm bàng quang hay viêm niệu đạo.
- Chuẩn bị: Rễ dứa dại, kim ngân hoa, ý dĩ ( mỗi vị 16g); Trạch tả, cam thảo nam ( mỗi vị 12g)
- Cách dùng thuốc: Đem tất cả các vị trên sắc cùng 600ml cho đến khi cạn còn một nửa. Số thuốc tu được chia đều làm hai phần uống trước khi ăn bữa sáng và bữa tối.
# Cách trị viêm niệu đạo bằng rau dừa nước
Rau dừa nước trong y học cổ truyền là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt nhạt. Nó giúp đào thải độc tố cho cơ thể, làm mát máu, lợi tiểu, giảm nóng sốt, chữa mụn nhọt và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo.
- Nguyên liệu: 1 nắm rau dừa nước
- Cách dùng: Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần hái một nắm rau dừa nước về nấu canh với thịt bằm là đã có ngay một món ăn bài thuốc vừa thanh mát, lại giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Dùng món canh này liên tục trong 7-10 ngày bệnh tình sẽ có sự khởi sắc.
# Chữa viêm niệu đạo bằng rau má
Rau má vốn nổi tiếng là một loại thực phẩm có tính mát và rất giàu dưỡng chất rất tốt cho người bị viêm niệu đạo. Bạn nên thường xuyên dùng rau má nấu canh hay uống nước rau má xảy để giải nhiệt, chống táo bón, cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, có thể kết hợp rau má với một số nguyên liệu khác để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm niệu đạo.
- Chuẩn bị: Rau má, râu bắp và rễ tranh mỗi vị 10g, hạt mãn đình hồng 1 nhúm nhỏ.
- Cách sử dụng: Đem các nguyên liệu này nấu nước uống, mỗi ngày dùng 2 lần.
# Cách chữa viêm niệu đạo bằng kim tiền thảo
Kim thiền thảo còn được gọi là cây mắt trâu- một vị thuốc có tính mát giúp khắc phục các vấn đề bất thường trong hoạt động tiểu tiện của người bị viêm niệu đạo như tiểu rắt, khó tiểu, bí tiểu. Nếu trong vườn nhà có sẵn cây thuốc này thì bạn nên áp dụng thử.
- Chuẩn bị: 60g cây kim tiền thảo ( bao gồm cả rễ, thân, lá)
- Cách dùng thuốc: Rửa sạch nguyên liệu thuốc và cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Chia ra uống mỗi ngày 2-3 lần.
# Cách trị viêm niệu đạo bằng cây mã đề
Ngoài các vị thuốc dân gian trên, bạn cũng có thể sử dụng cây mã đề để trị bệnh viêm niệu đạo tại nhà. Đây là mẹo chữa bệnh hiệu quả đang được nhiều người chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
- Chuẩn bị: 300g hạt mã đề, 300g hạt ý dĩ.
- Cách thực hiện: Cho hai nguyên liệu này vào chảo sao cho chín vàng, tán thành bột mịn và trộn chung với nhau. Sau đó pha với nước ấm uống mỗi ngày 3 lần, nên dùng trước các bữa ăn. Nếu có thời gian nên kết hợp ngâm rửa vùng kín bằng nước nấu từ hạt mã đề để đạt được hiệu quả cao.
Điều trị bệnh viêm niệu đạo do lậu
Sau khi được chẩn đoán xác định viêm niệu đạo do lậu, người bệnh thường được dùng kết hợp một số loại thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm. Các phác đồ điều trị viêm niệu đạo do lậu bằng thuốc bao gồm:
- Phác đồ 1: Doxycycline: Mỗi lần 100mg x 2 lần/ ngày ( dùng trong 7 ngày) kết hợp với tiêm thuốc Ceftriaxone liều 250mg 1 lần duy nhất.
- Phác đồ 2: Uống Doxycycline, ngày 2 lần, mỗi lần 100mg. Kết hợp tiêm Cefotaxime 1g một liều duy nhất.
- Phác đồ 3: Uống Doxycycline viên 100mg, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Cùng với đó tiêm thuốc Spectinomycin 2g một lần duy nhất.
Việc điều trị bằng phác đồ nào sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên tính nhạy cảm của lậu cầu đối với các loại thuốc kháng sinh có mặt trong phác đồ.
Sau khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện thì chuyển sang điều trị với một trong các thuốc như Cefixim( Ngày uống 2 lần, mỗi lần 400mg ) hoặc Cefpodoxim( Uống ngày 2 lần với liều 400mg)
Trong trường hợp bệnh viêm niệu đạo gây đau bụng, đau lưng hoặc đau rát khi đi tiểu thì các thuốc không kê toa như Acetaminophen, Ibuprofen kết hợp tắm nước ấm sẽ giúp xoa dịu nhanh cơn đau.
Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần uống nhiều nước ép trái cây để tăng hàm lượng axit có trong nước tiểu. Làm như vậy sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong đường tiểu.
Để trị dứt điểm bệnh viêm niệu đạo cần lưu ý
Việc điều trị bệnh viêm niệu đạo không thể trong một sớm một chiều là khỏi được. Nếu chúng ta sử dụng thuốc không đúng cách hoặc có chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp thì càng khiến bệnh tình trở nặng và kéo dài. Chính vì vậy để mau chóng loại bỏ dứt điểm, bạn cần nằm lòng các nguyên tắc dưới đây trong quá trình điều trị:
1. Kiên trì với liệu trình điều trị
Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đi khám để làm xét nghiệm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Kiên trì dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian quy định. Bạn không nên tự ý ngưng thuốc đột ngột hoặc tự ý bớt liều khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm hoặc đã hết hoàn toàn.
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp không đi thăm khám mà tự ý mua thuốc kháng sinh về sử dụng hoặc dùng theo đơn thuốc của người khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi không phải ai bị viêm niệu đạo cũng cần dùng đến loại thuốc này. Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể gây lờn thuốc, kháng thuốc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy việc ý thức tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ là rất quan trọng.
2. Thăm khám và điều trị cho bạn tình
Khi điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới hay nam giới các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên đưa bạn tình đi kiểm tra và tiến hành điều trị. Điều này là thật sự cần thiết đối với các trường hợp bị bệnh do trùng roi, nhiễm nấm hay do lậu cầu. Những tác nhân gây bệnh này có khả năng lây truyền qua đường quan hệ tình dục.
Vì vậy, những trường hợp này cần tiến hành điều trị song song cho cả bạn tình để tiêu diệt sạch mầm bệnh, tránh nguy cơ lây truyền và tái nhiễm bệnh trở lại.
3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
- Chọn quần lót có kích cỡ phù hợp:
Không mặc những chiếc quần “chip” quá chặt khiến cho vùng kín bị bí hơi, ẩm ướt. Bạn nên chọn những chiếc quần có kích cỡ phù hợp được làm từ vải sợi hay chất liệu cotton vì chúng rất thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời thay quần hàng ngày, giặt giũ và phơi cho thật khô trước khi mặc lại.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ:
Ngay cả khi không bị bệnh, chúng ta cũng cần giữ gìn vệ sinh cơ thể nói chung và vùng kín nói riêng luôn được khô ráo, sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào bên trong. Để làm được điều này bạn nên tắm rửa thường xuyên, tốt nhất là tắm dưới vòi hoa sen, tránh ngâm mình trong bồn vì nước bẩn có chứa xà phòng và vi khuẩn có thể chảy vào bên trong theo cửa mình.
Ngoài ra nên rửa vùng kín và hậu môn hàng ngày. Sau khi đi ngoài xong nên dùng nước rửa sạch hậu môn theo chiều từ âm hộ ngược ra sau. Làm như vậy để tránh không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong niệu đạo.
- Uống nhiều nước:
Ngoài việc uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bạn nên dùng thêm nước trái cây, các loại trà có tác dụng lợi tiểu như trà chanh, hoa cúc, lá mã đề, râu ngô… Chất lọc sẽ giúp pha loãng nước tiểu để chúng ta có thể dễ dàng tống khư vi khuẩn gây bệnh ra ngoài mỗi lần đi tiểu.
- Dùng băng vệ sinh phù hợp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Nữ giới bị viêm niệu đạo cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn và sử dụng băng vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”. Tránh mua những sản phẩm không có nhãn mác rõ ràng, đồng thời cứ cách 2-3 tiếng phải thay băng một lần để không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Đảm bảo ngũ đủ giấc, tránh stress
Hàng ngày, bạn nên ngủ đủ 8 tiếng/ ngày. Tránh thức khuya hay để thần kinh căng thẳng quá mức. Điều này có thể gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ.
- Kiêng làm “chuyện ấy”
Kiêng quan hệ tình dục là một nguyên tắc cơ bản mà nữ giới hay nam giới bị viêm niệu đạo đều phải tuân thủ. Lý do bởi việc giao hợp được thực hiện trong lúc bị bệnh sẽ khiến niệu đạo càng tổn thương nhiều hơn, nó cũng khiến người bệnh có cảm giác vô cùng đau rát, khó chịu.
Thêm vào đó, việc này còn khiến cho mầm bệnh có khả năng lây truyền cho bạn tình. Tốt nhất bạn nên kiêng quan hệ hoàn toàn cho đến khi bệnh viêm niệu đạo được điều trị triệt để. Sau đó mỗi lần “yêu” nên mang bao cao su một thời gian để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.
- Không cố gắng nhịn tiểu
Cảm giác đau rát khi đi tiểu khiến nhiều người bị viêm niệu đạo bị ám ảnh và cố gắng nhịn tiểu. Điều này thực sự tai hại bởi khi nước tiểu tồn đọng lâu trong bàng quang sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi tấn công vào bàng quang, niệu đạo và các cơ quan lân cận. Ngoài ra thói quen nhịn tiểu còn làm tăng áp lực cho thận, khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng như viêm bể thận, suy thận.
- Tránh các hoạt động mạnh
Các hoạt động như đạp xe đạp, cưỡi ngựa ..có thể khiến niệu đạo bị tổn thương nặng hơn. Vì vậy bạn cần tránh hoạt động mạnh khi đang bị bệnh.
- Có chế độ kiêng cữ thích hợp
Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và kiêng cữ một số thực phẩm bất lợi là cách hỗ trợ tốt nhất để chúng ta nhanh chóng phục hồi được sức khỏe. Do vậy, trong ăn uống bạn cần chú ý:
+ Kiêng đồ ăn cay, bánh kẹo ngọt, thức uống có ga, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này khiến cơ thể sinh nhiệt, làm tăng cảm giác nóng rát, khó chịu. Đồng thời kích thích niệu đạo tiết ra nhiều dịch khiến tổn thương lâu lành hơn.
+ Nam giới bị viêm niệu đạo thì nên kiêng uống bia rượu, cà phê và nói không với thuốc lá
+ Các loại hải sản tuy giàu chất đạm nhưng không phải là loại thực ăn lý tưởng cho người bị viêm niệu đạo. Chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phục hồi niệu đạo và khiến chúng ta luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
+ Bạn nên tích cực ăn các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh. Đặc biệt nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như chanh, dâu, ổi, cam, ớt chuông… để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống nhiễm khuẩn và giúp tình trạng viêm niệu đạo nhanh bị đẩy lùi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!