Nhiều độc giả gửi thư về cho chuyên mục chuatribenhphukhoa.net hỏi rằng “viêm niệu đạo nên uống thuốc gì?”. Thực tế, việc điều trị bệnh viêm niệu đạo bằng loại thuốc nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Viêm niệu đạo được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc sử dụng thuốc điều trị cũng hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ở nam và nữ, niệu đạo có cấu tạo khác nhau. Ống niệu đạo ở nữ giới chỉ dài khoảng 3-4 cm, trong khi của nam giới dài hơn gấp 3 lần vì nó có thêm vai trò là ống xuất tinh. Viêm niệu đạo do các loại khuẩn hoặc vi nấm xâm nhập thường gây biểu hiện sưng viêm niệu đạo. Biểu hiện là chứng tiểu buốt, tiểu rắt và kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác.
Vi khuẩn gây viêm niệu đạo được chia làm hai nhóm:
- Viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhea.
- Viêm niệu đạo do các vi khuẩn và vi nấm khác (Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus, Adenovirus, Ureaplasma Urealyticun, Mycoplasma genitalium, trùng roi (trichomonas)…)
Viêm niệu đạo nên uống thuốc gì ?
Để điều trị viêm niệu đạo, các bác sĩ phải tiến hành thăm khám kỹ càng để xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới lên phác đồ điều trị với các loại thuốc thích hợp dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
1- Nếu viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhea
Sử dụng Doxycycline 100mg theo liều 1 viên/lần, 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày.
Kết hợp với 1 trong những loại thuốc sau đây:
- Ceftriaxone 250mg ⇒ tiêm bắp liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g ⇒ tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin 2g ⇒ tiêm bắp liều duy nhất
2- Trường hợp viêm âm đạo không do vi khuẩn lậu
Sử dụng 1 trong những loại thuốc dưới đây:
- Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
- Doxycycline 100mg uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày, trong 7 ngày.
- Tetracycline 500mg uống 1 viên/lần, 4 lần/ngày, trong 7 ngày.
Chống chỉ định:
Trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì không sử dụng Doxycycline và Tetracycline để điều trị viêm niệu đạo.
3- Lưu ý trong khi điều trị viêm niệu đạo
- Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Tuân thủ nghiêm túc các chỉ định điều trị của bác sĩ, tái khám đúng hẹn.
- Thực hiện biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên để tránh lây nhiễm cho bạn tình. Hoặc kiêng quan hệ tình dục trong khi đang điều trị bệnh.
- Kết hợp điều trị viêm niệu đạo nếu nghi ngờ bạn tình cũng mắc bệnh này.
- Người bệnh nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để thanh lọc cơ thể, tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi niệu đạo qua nước tiểu.
- Không uống bia, rượu, chất kích thích khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước muối ấm pha loãng để tiêu diệt vi khuẩn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin:
• Chữa viêm niệu đạo bằng các loại cây thuốc lành tính
• Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới và nữ giới
• Viêm niệu đạo mãn tính ở nam giới và nữ giới
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!