Bị viêm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không

Chuyên mục có thể tư vấn giùm em: Bị viêm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tình hình là em đang mang thai tháng thứ 6 nhưng bị viêm âm đạo. Bác sĩ có kê thuốc Canesten về đặt nhưng không thấy cải thiện bao nhiêu cả. Không biết bị viêm đạo khi mang thai có nguy hiểm gì không? Rất sợ bị ảnh hưởng đến em bé và em phải làm gì lúc này ạ!

Em cảm ơn nhiều!

(thuylee89@gmail.com)

*Đáp: Chuyên mục hiểu những lo lắng mà bạn đang gặp phải. Với câu hỏi của bạn chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để bạn hiểu hơn về bệnh và có cách khắc phục hiệu quả nhất.

Viêm âm đạo khi mang thai không hiếm gặp. Sự thay đổi nội tiết tố, sức đề kháng yếu, sự thay đổi của hàm lượng đường và axit trong cơ thể kèm với việc vệ sinh âm đạo trở nên khó khăn,… được xác định là các nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai. Khi bị viêm đạo, thai phụ có thể gặp phải các triệu chứng điển hình như: Ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, dính mảng hoặc hơi loãng, có màu trắng hoặc màu vàng,… tùy tác nhân gây bệnh.

bi-viem-phu-khoa-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong

Bị viêm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Ngoài ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu, bị viêm âm đạo nguy hiểm ít nhiều đến thai nhi. Một số tác hại của bệnh gây ra đối với thai nhi là:

– Tăng nguy cơ bé bị bệnh viêm âm đạo sau này.

– Dễ xảy ra tình trạng sẩy thai, sinh non. Bé sinh ra dễ thiếu cân, bị suy dinh dưỡng.

– Nếu sinh thường, em bé có thể bị viêm kết mạc, viêm da, lở loét niêm mạc miệng,… do tiếp xúc với niêm mạc âm đạo bị viêm nhiễm,…

Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể tránh những nguy hiểm này bằng cách điều trị viêm âm đạo triệt để trước khi sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, sau đó có thể sinh thường. Nếu ở thời điểm sinh mà bệnh chưa được giải quyết hoàn toàn thì phương pháp sinh mổ được chỉ định để giảm thiểu các nguy cơ trên có thể xảy ra.

>>Lời khuyên: Bạn hỏi: Bị viêm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng tôi trả lời là có. Với trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên khám phụ khoa và theo dõi thường xuyên các biểu hiện. Chú ý chữa trị bệnh theo đúng chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ và thực hiện một số lời khuyên hữu ích sau:

  • Mặc đồ lót rộng rãi, có chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin, sữa chua,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh các thực phẩm nhiều đường, bởi ăn nhiều đường là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ hơn. Đồng thời, tránh các chất kích thích, đồ uống có cồn và thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

Chúc bạn: “Mẹ tròn con vuông”!

Tìm hiểu thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *