Cách điều trị bệnh sùi mào gà tái phát

Bệnh sùi mào gà rất dễ tái phát nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng tránh. Bạn đang lo lắng không biết cách điều trị bệnh sùi mào gà tái phát? Một số thông tin về cách chữa bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà tái phát sau sẽ giúp bạn hạn chế tối đa khả năng các triệu chứng bệnh sùi mào gà quay lại ” tấn công”.

Một trong những căn bệnh xã hội dễ gặp cùng với bệnh lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục với tốc độ lây bệnh cao, chủ yếu qua đường tình dục không an toàn đó là bệnh sùi mào gà. Các triệu chứng bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, sinh hoạt và khiến người bệnh tự ti, dường như bị biệt lập với mọi người nếu các biểu hiện bệnh không nằm ở vùng kín.

cach-dieu-tri-benh-sui-mao-ga-tai-phat

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Ngoài ra còn có đường từ mẹ sang con, đường máu,… và một số nguyên nhân khác. Bệnh dễ lây nhiễm và khó điều trị dứt điểm, thường tái phát do các yếu tố sau:

Nguyên nhân bệnh sùi mào gà tái phát

Hệ miễn dịch suy yếu: Bệnh sùi mào dễ phát bệnh đối với các trường hợp có hệ miễn dịch kém như: đang chạy thận, có khối u ác tính, bị bệnh tiểu đường, mắc HIV, điều trị khống chế miễn dịch, đang sử dụng Glucocorticoid,…

cach-dieu-tri-benh-sui-mao-ga-tai-phat2

Quan hệ tình dục: Đời sống tình dục phóng khoáng với nhiều bạn tình và không chú ý thực hiện các biện pháp bảo vệ là con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà phổ biến nhất. Và nếu quan hệ sớm thường lần đầu ở độ tuổi 19 thì có tỷ lệ tái phát bệnh cao hơn người khác.

Sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích khác: Việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, cafe,… đẩy nhanh nguy cơ bệnh tái phát. Khi sử dụng các chất này khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, virus gây bệnh có cơ hội bùng phát dễ dàng hơn.  Ngoài ra, người ta cũng thống kê và kết luận rằng: Người hút thuốc lá có tỷ lệ sùi mào gà tái phát cao gấp 3 lần người không hút, tỷ lệ phát bệnh tăng theo số năm hút và số điếu thuốc hút mỗi ngày.

  cach-dieu-tri-benh-sui-mao-ga-tai-phat3

Mắc các bệnh xã hội khác: mụn rộp sinh dục, lậu, giang mai, HIV,… có thể gây ra một số bệnh xã hội khác, trong đó có sùi mào gà. Đồng thời, bệnh gây phá vỡ màng niêm mạc làm giảm sức đề kháng cơ thể do đó các biểu hiện bệnh có điều kiện biểu hiện dễ dàng.

Ngoài ra, mắc các viêm nhiễm nam khoa, các bệnh phụ khoa hay nội tiết tố thay đổi, trong thời gian thai kỳ,  bao quy đầu dài, trĩ,… đều là yếu tố thuận lợi để bệnh trở lại ” làm phiền”.

Bệnh sùi mào gà tái phát chữa như thế nào?

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa trị bệnh sùi mào gà, các phương pháp chữa trị cũng chỉ loại bỏ biểu hiện bên ngoài mà chưa thể tiêu diệt căn nguyên – virus HPV một cách triệt để. Điều trị bệnh sùi mào gà tái phát cũng được chỉ định dùng thuốc bôi hoặc kháng sinh, thuốc tiêm hay dùng phương pháp hiện đại đốt các nụ sùi. Các cách này cũng chỉ khắc phục các biểu hiện bệnh và ngăn ngừa khả năng tái bệnh.

cach-dieu-tri-benh-sui-mao-ga-tai-phat1

Do đó, để hạn chế tình trạng bệnh tái phát bạn cần:

– Tránh quan hệ tình dục với người bệnh và nên chú ý dùng bao cao su, quan hệ tình dục an toàn.

– Có chế độ ăn uống khoa học dành cho bệnh nhân bị sùi mào gà. Nên tăng cường bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và tránh 4 nhóm thực phẩm kiêng kị khi điều trị sùi mào gà.

– Có thói quen tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu tỷ lệ virus hoành hành.

– Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác. Chú ý vệ sinh cá nhân, vết thương sạch sẽ.

– Tuân theo phác đồ điều trị và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.

Hi vọng những thông trên sẽ giúp ích cho bạn!

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *