Mụn rộp sinh dục có lây không ?

Bệnh mụn rộp sinh dục là gì? Bệnh mụn rộp sinh dục có lây không ? Mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không?… Đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, cũng như có cách phòng bệnh hiệu quả để không phải là “nạn nhân” của căn bệnh có tỷ lệ tăng nhanh trong xã hội hiện nay.

Bệnh mụn rộp sinh dục là gì?

Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là Herpes sinh dục do siêu khuẩn Simplex herpes virut (HSV) gây nên. Có 2 loại HSV: HSV1 thường gây bệnh ở niêm mạc mũi, mắt, miệng và HSV2 gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Bệnh có thể gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới.

Người bị nhiễm virus HIV bị suy giảm miễn dịch, người có sức đề kháng yếu, có đời sống tình dục phóng khoáng, nhân viên y tế, trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh Herpes sinh dục,… Đều là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mụn rộp sinh dục cao.

mun-rop-sinh-duc-co-lay-khong

Triệu chứng bệnh mụn rộp sinh dục

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh Herpes sinh dục với triệu chứng bệnh sùi mào gà; song biểu hiện bệnh có nhiều điểm khác biệt. Bạn có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng mụn rộp sinh dục sau: Sau khoảng 6 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh, dễ dàng nhận thấy tại bộ phận sinh dục xuất hiện những mụn nước nhỏ. Có thể đơn lẻ hoặc tập trung thành từng chùm, dần dần chúng gia tăng kích thước. Một vài ngày sau thì vỡ chảy nước và để lại những vết loét, kèm theo cảm giác đau rát. Đôi khi có thể kèm sốt, sưng hạch bẹn,…

>>Bạn muốn xem thêm: Thuốc và cách chữa trị bệnh mụn rộp sinh dục ở nam giới

Bệnh mụn rộp sinh dục có lây không?

Cũng như nhiều căn bệnh xã hội khác, bệnh mụn rộp sinh dục có tỷ lệ lây lan nhanh chóng. Các con đường lây truyền bệnh mụn rộp sinh dục chủ yếu là:

Đường tình dục: Đây là con đường lây bệnh chủ yếu. Việc quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng các biện pháp an toàn với người bệnh là nguyên nhân chính truyền nhiễm bệnh.

Qua đường máu: Dùng chung bơm kim tiêm, truyền/nhận máu có chứa virus HSV thì bạn mắc bệnh là điều hiển nhiên.

 mun-rop-sinh-duc-co-lay-khong1

Mụn rộp sinh dục có thể lây truyền qua đường máu

Đường từ mẹ sang con: Người mẹ mang thai bị bệnh Herpes sinh dục có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai, hoặc có thể lây bệnh cho con qua quá trình sinh thường.

Lây nhiễm gián tiếp: Việc dùng chung các vật dụng cá nhân như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm riêng hay quần áo, chăn, gối, giường, nhà vệ sinh,… đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục.

Bệnh mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không?

Không chỉ gây ra những đau đớn và phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và đời sống vợ chồng; mà bị bệnh mụn rộp sinh dục bạn có thể phải đối mặt với nhiều tác hại khác, như:

Nam giới: tác động đến sự hình thành tinh trùng, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng khiến chúng yếu đi hoặc bị dị dạng. Có thể gây vô sinh hiếm muộn.

Nữ giới: Bị mắc các bệnh phụ khoa khác, đồng thời lây truyền cho con khiến em bé sinh ra dễ mắc bệnh. Có thể bị nhiễm Herpes ở cơ quan hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não hay tổn thương nội tạng gây tử vong ở trẻ sơ sinh nhiễm Herpes.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

→ Bị mụn rộp sinh dục khi mang thai phải làm sao

→ Bệnh mụn rộp sinh dục ở nam giới làm sao nhận biết?

Chủ động phòng ngừa và khám chữa bệnh kịp thời ngay khi mới phát bệnh là những điều bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *