Nguyên nhân gây u nang buồng trứng phổ biến là gì? Tại sao chị em phụ nữ lại dễ bị bệnh u nang buồng trứng và cách điều trị như thế nào.
U nang buồng trứng là khối u chứa dịch lỏng nằm bên trong buồng trứng, là một chứng bệnh khá phổ biến ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở đối tượng phụ nữ đã mãn kinh thì u nang buồng trứng thường không phổ biến, do đó hãy tham khảo ý kiến bác sỹ khi xuất hiện u nang buồng trứng ở đọ tuổi mãn kinh.
Nếu bạn quan tâm đến các nguyên nhân gây u nang buồng trứng thì có thể tham khảo bài viết này như một cách tăng thêm thông tin hay đề phòng khi mắc bệnh.
Nguyên nhân chính gây bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng khi mới hình thành thường không có triệu chứng rõ rệt nào cả. Vì vậy bạn cần phải nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh và để đoán biết được khi nào bản thân “có vấn đề”. Nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng phổ biến là gì, bạn có thể tham khảo ở bên dưới.
1. Nang trứng phát triển không đầy đủ
Đây là nguyên nhân đầu tiên bạn có thể nghĩ đến khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh u nang buồng trứng. Nang trứng phát triển không đầy đủ khiến nó không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong buồng trứng khiến nan trứng bị dị dạng.
Thông thường thì u nang buồng trứng do nang phát triển không đầy đủ sẽ tự khỏi sau sau một vài tuần, hiếm khi nó biến chứng xuất huyết vỡ hoặc xoắn gây ra cơn đau cấp tính.
2. Mạch máu của nang trứng bị vỡ
Nguyên nhân gây ra bệnh u nang buồng trứng tiếp theo là mạch máu của nang trứng bị vỡ dẫn đến xuất huyết. Xuất huyết nang trứng thường không quá phổ biến, tuy nhiên chúng thường không có dấu hiệu cụ thể nào cả.
Nếu u nang mạch máu xuất huyết vỡ thì có thể gây đau cấp tính trong ổ bụng. Xuất huyết u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến sự tiết hormone estrogen, khi nang phát triển thì các mạch máu nhỏ nằm trên khối u nang bị vỡ. Máu từ các nang lan ra bên ngoài khiến khối u nang sưng to và đau nhức.
Nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng do xuất huyết mạch máu nang trứng có thể đe dọa đến tính mạng của chị em phụ nữ. Do đó, khi nhận thấy đau khó chịu một bên bụng, hoặc âm đạo rò rỉ máu thì chị em cần đến bệnh viện để được thăm khám và nghe sự hướng dẫn của bác sỹ.
3. Nhiễm trùng vùng chậu
Nhiễm trùng vùng chậu là nguyên nhân gây ra bệnh u nang buồng trứng kế tiếp mà bạn cần phải quan tâm. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau ở vùng xương chậu, bụng dưới hoặc thắt lưng. Nhiễm trùng vùng chậu có xu hướng lây lan rất nhanh và nhất là trong thời kỳ hành kinh.
Nhiễm trùng vùng chậu có thể để lại sẹo cho cho ống dẫn trứng và buồng trứng khiến cho việc mang thai của bạn trở nên khó khăn hơn hoặc dẫn đến thai ngoài tử cung. Bạn nên đi gặp bác sỹ ngay khi có bất kỳ sự khác thường nào bên trong cơ thể. Tránh trường hợp vì ngại ngùng mà giấu bệnh, khiến bệnh nặng hơn và khó chữa trị.
4. Sự kích thích buồng trứng của các hormone
Định lượng hormone luteinizing (LH) trong buồng trứng nếu quá cao sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết buồng trứng gây nên buồng trứng đa nang. Với những biểu hiện thường gặp đó là:
- Nam tính hóa: trên mặt mọc nhiều lông, lông tay chân thường rậm rạp,…
- Rối loạn kinh nguyệt: chu kì kinh nguyệt không đều và ổn định, thay đổi thất thường,…
- Vô sinh do không có sự rụng trứng.
- Bệnh béo phì tăng.
Đây cũng là một nguyên nhân gây u nang buồng trứng khá phổ biến mà chị em cần chú ý để tránh bệnh chuyển nặng và khó điều trị.
5. Dư thừa chorionic gonadotropin (HCG)
HCG là một loại hormone thai kỳ được gây ra bởi nhau thai, HCG sẽ phát triển trong huyết tương của mẹ sau 8 đến 9 ngày rụng trứng. Dư thừa HCG dẫn tới u nang lutein là nguyên nhân khiến khối u nang buồng trứng phát triển trong thai kỳ. Rối loạn HCG còn khiến kích thích rụng trứng gây ra hiện tượng đa thai hay “mang thai giả”.
6. Kinh nguyệt kéo dài
Kinh nguyệt kéo dài là do thể vàng phát triển quá mức. Thể vàng là đơn vị chức năng của buồng trứng. Thông thường, một chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Nhưng khi thể vàng hoạt động quá mức làm cho chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn như vậy. Triệu chứng kèm theo là chảy máu nặng rất nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây u nang buồng trứng, tuy nhiên các nhóm nguyên nhân trên là phổ biến nhất. Ngoài ra còn có một số yếu tố khách quan khác gây ra bệnh u nang buồng trứng hoặc làm cho khối u nang nghiêm trọng hơn, bạn có thể tham khảo thêm ở bên dưới.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị u nang buồn trứng
Hầu hết hiện tại nhiều chị em vẫn không rõ u nang buồng trứng là gì, nguyên nhân nào gây nên nó, làm thế nào để hạn chế bệnh. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khách quan khác cũng có thể là nguyên nhân của u nang buồng trứng mà bạn không ngờ đến.
Một số yếu tố có khả năng làm bạn bị mắc bệnh u nang buồng trứng, ví dụ như:
- Có tiền sử mắc bệnh u nang buồng trứng hay các bệnh phụ khoa khác.
- Có chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt, tắt kinh nguyệt.
- Trong gia đình có người từng mắc bệnh u nang buồng trứng.
- Béo phì.
- Mang thai.
- Vệ sinh vùng kín, “cô bé” không sạch sẽ.
Tuy đa số các khối u nang buồng trứng đều khá lành tính, nhưng không có nghĩa là bạn bỏ mặc các khối u để nó tự hết. Bạn nên nhớ rằng, u nang buồng trứng chính là nguyên nhân khiến bạn bị vô sinh hàng đầu. Trong mọi trường hợp, hãy liên hệ ngay với bác sỹ để được tư vấn chuyên môn tốt nhất.
Một số lưu ý về bệnh u nang buồng trứng
Khi điều trị u nang buồng trứng bạn cần phải nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh và khối u nang đó là loại nào. Có khoảng 90% các ca u nang là lành tính không gây ung thư hay cần phương pháp điều trị đặc biệt nào cả. Thông thường khối u nang sẽ tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần kể từ lúc có dấu hiệu đầu tiên.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có khối u nang tái đi tái lại thường xuyên thì hãy liên lạc ngay với bác sỹ để kịp thời ngăn chặn bệnh. Bạn sẽ được kê các loại thuốc làm giảm nguy cơ các khối u tái phát trong tương lại. Có điều bạn nên nhớ, các loại thuốc này không thể khiến các khối u giảm về kích thước cũng như trọng lượng của chúng.
Ngoài ra bạn có thể tự cải thiện u nang buồng trứng, bằng cách:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi tình trạng bệnh và sức khỏe cá nhân.
- Không tự ý dùng thêm thuốc hay bỏ cử thuốc.
- Thông báo cho bác sỹ về các loại thuốc bạn đang dùng, tiền sử bệnh, chu lỳ kinh nguyệt hay bất cứ khác thường nào khác.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín, “chỗ đó” cẩn thận, đúng cách, tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo sẽ khiến “cô bé” bị nhiễm trùng.
Chị em phụ nữ cần thường xuyên đi khám phụ khoa, tốt nhất là khám phụ khoa theo định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm. Tuy tỷ lệ gây ung thư của u nang buồng trứng là không cao nhưng không có nghĩa là không có. Bởi vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh sẽ rất cần thiết để chị em không phải đối mặt với căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm: Chữa u nang buồng trứng bằng cách tự nhiên và thuốc đặc trị
nếu như cứ để tự nhiện ko chữa trị sao không ạ