Biện pháp điều trị u xơ tử cung khi mang thai

U xơ tử cung là căn bệnh có tỉ lệ cao ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, u xơ tử cung có thể de dọa đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu về các biện pháp điều trị u xơ tử cung khi mang thai sẽ giúp bạn nắm được những cách điều trị căn bệnh này.

Mối nguy hiểm từ bệnh u xơ tử cung khi mang thai

U xơ tử cung là sự hình thành các cục bướu thịt ở bên ngoài hoặc trong lòng tử cung. các biểu hiện thường gặp khi bị u xơ tử cung bao gồm:

  • Ra nhiều khí hư, dịch khí hư trong và loãng do niêm mạc tử cung bị kích thích.
  • Rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh kéo dài, đau bụng dữ dội trong kỳ kinh.
  • Rong kinh, ra huyết nhiều dẫn đến mất máu.

Ở người phụ nữ đang mang thai, bệnh u xơ tử cung có thể gây nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi:

  • Gây xảy thai liên tiếp do khối u chèn ép vào buồng tử cung khiến buồng tử cung không phát triển được hoặc các lớp nội mạc trong tử cung phát triển không đầy đủ.
  • Sinh non
  • Ngôi thai phát triển bất thường
  • Rau bám bất thường như hiện tượng rau tiền đạo hoặc rau cài răng lược.
  • Rối loạn về cơn co dẫn đến khó sinh hoặc không thể sinh thường, phải sinh mổ.
  • Băng huyết khi sổ rau và có khả năng đe dọa tính mạng người mẹ.
  • Thai nhi sau khi sinh bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng do máu nuôi thai bị chia đôi cho khối u xơ.
  • Biến chứng xoắn bệnh u xơ có cuống hoặc xoắn cả tử cung có mang khối u xơ.
  • Bàng quang bị kéo lên cao gây bất thường ở đường tiểu.
  • Nhiễm khuẩn hoại tử do vi khuẩn yếm khí trong thời kỳ hậu sản.

Biện pháp điều trị u xơ tử cung khi mang thai

Thông thường, u xơ tử cung được điều trị bằng hai phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, kích thước khối u to hay nhỏ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị u xơ tử cung trong giai đoạn mang thai:

Các bác sĩ phụ khoa thường khuyên thai phụ nghỉ ngơi thật tốt và chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh nguy cơ bị sảy thai và sinh non. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ xem xét về việc chỉ định sử dụng thuốc co bóp tử cung.

Trong trường hợp thai phụ không may bị sảy thai, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ xem có bị sót nhau hay sót thai hay không. Nếu sót thì phải tiến hành thủ thuật nạo thai, hút thai để làm sạch buồng tử cung. Tránh để sót nhau và thai sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người mẹ.

Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện khối u xơ tăng nhanh về kích thước và có cuống xoắn thì cần xem xét đến việc thực hiện phẫu thuật sớm.

Điều trị u xơ tử cung trong giai đoạn chuyển dạ:

Nếu khối u xơ không gây cản trở đường sinh của thai phụ thì người phụ nữ vẫn có thể sinh tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình sinh thường, cần phải có bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ để ngăn ngừa một số biến chứng trong khi sinh.

Nếu khối u xơ phát triển to và gây chèn ép đường sinh của thai phụ thì cần phải tiến hành sinh mổ để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Điều trị u xơ tử cung sau khi sinh:

Sau khi sinh con, khối u xơ sẽ ít gây nguy hiểm cho người mẹ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được theo dõi cẩn thận để can thiệp kịp thời, ngăn chặn sự phát triển của khối u xơ tử cung.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *