Chậm kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hầu như chị em nào cũng cảm thấy lo lắng khi bỗng nhiên mình bị chậm kinh so với tháng trước. Rất nhiều câu hỏi đặt ra là liệu cơ thể có điều bất ổn, mang thai hay nguyên nhân nào khác? Có gây nguy hiểm hay không? Tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục chứng chậm kinh sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. 

Nguyên nhân gây chậm kinh

Khi trứng rụng sẽ theo ống dẫn trứng di chuyển vào tử cung. Trên đường trứng đi, nếu gặp tinh trùng sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh và tiếp tục di chuyển về tử cung để phát triển thành bào thai. Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh, sẽ bị đào thải ra ngoài cùng với lớp nội mạc tử cung và các mạch máu nuôi dưỡng lớp nội mạc này, tạo thành máu kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường vào khoảng 21 – 35 ngày. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt gặp bất thường, sau khoảng thời gian này mà chị em không thấy kinh nguyệt xuất hiện có thể được coi là chậm kinh.

Vậy, nguyên nhân chậm kinh là gì ? Theo các chuyên gia, chậm kinh là do chu kỳ kinh nguyệt gặp phải một số vấn đề như:

  • Mang thai:

Khi mang thai, trứng được thụ tinh và làm tổ ở lớp nội mạc tử cung nên không bị đào thải ra ngoài, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ngưng một thời gian.

  • Dùng thuốc tránh thai:

Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai có chứa estrogen và progesterone có thể khiến quá trình rụng trứng bị chậm trễ và khiến phụ nữ không có kinh.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang:

Khiến nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài do tuyến yên giảm bài tiết hormone, không thể phóng noãn và có kinh nguyệt bình thường.

  • Dùng một số loại thuốc:

Thuốc thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối nhiễu tâm trí, thuốc corticoid, thuốc chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp… có thể gây chậm kinh.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

  • Do căng thẳng, stress:

Những bất ổn về tâm lý như căng thẳng, stress do áp lực công việc và cuộc sống… có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, ức chế quá trình phóng noãn và gây mất kinh.

  • Bệnh tuyến giáp, tuyến yên:

Một số bệnh lý ở tuyến giáp và tuyến yên có thể dẫn đến hiện tượng tăng hoặc giảm bài tiết hormone sinh sản  prolactin, gây ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và xuất hiện hiện tượng chậm kinh, mất kinh.

  • Suy dinh dưỡng:

Phụ nữ bị suy dinh dưỡng, chán ăn hoặc ăn quá nhiều do có vấn đề về tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen, ngừng phóng noãn và bị mất kinh.

  • Vận động quá nhiều:

Phụ nữ tập luyện thể thao quá sức có thể ảnh hưởng đến hormone leptin và tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

Cách khắc phục chứng chậm kinh

Để khắc phục chứng chậm kinh, các chuyên gia khuyên bạn nên:

  • Ổn định tâm lý:

Bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định, luôn lạc quan, vui vẻ để tránh bị căng thẳng và stress kéo dài gây ảnh hưởng đến kỳ kinh.

  • Đảm bảo dinh dưỡng:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể với các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế sử dụng chất béo và các chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá…

  • Vận động hợp lý:

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các môn nhẹ nhàng, tránh luyện tập quá sức, nên có chế độ tập luyện thích hợp với thể chất.

  • Sống lành mạnh:

Bạn nên sinh hoạt điều độ, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, thức khuya, mất ngủ để giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Đồng thòi, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ và sớm đi kiểm tra nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc về nhà điều trị mà chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia.

Rate this post

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Như Quỳnh says: Trả lời

    Em năm nay 17 tuổi bị trễ kinh 2 tháng . Trog thời giang trước đó bạn trai e sờ vào vùng kín của e nhưng là ngoài quần bò . Vậy cho e hỏi đó là tình trạng gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *