Một tháng có kinh nguyệt 2 lần – Bệnh gì ?

Bác sĩ cho em hỏi một tháng có kinh nguyệt 2 lần là bị bệnh gì vậy ạ? Có nguy hiểm không? Em có cần phải đi khám hay không? Mong bác sĩ sớm hồi âm cho em yên tâm. Bình thường cứ vào ngày 20 hàng tháng là em bị kinh nguyệt. Thông thường kinh nguyệt của em rất đều, cứ đúng ngày là có. Nhưng không hiểu sao tháng này em có kinh đến hai lần/ tháng. mới ngày 2/6 có, kéo dài chỉ trong hai ngày đến ngày 18/6 lại có thêm một lần nữa lần này kéo dài trong vòng 4 ngày. Kèm theo những cơn đau bụng âm ỉ, rất khó chịu. Vậy nên bác sĩ có thể tư vấn giúp em câu hỏi một tháng có kinh nguyệt 2 lần là bị bệnh gì? Cám ơn bác sĩ.

(Hà Châu – Bắc Ninh)

mot-thang-kinh-nguyet-hai-lan-benh-gi1

Một tháng có kinh nguyệt 2 lần – Có nguy hiểm không?

Có kinh nguyệt 2 lần trong một tháng có thể là hiện tượng kinh nguyệt bình thường. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa do những tổn thương tâm lý hoặc thực thể gây ra.

Nếu như tình trạng kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong một tháng không tiếp diễn thường xuyên thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Vì có thể đây là do sự thất thường của bạn trong việc ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi. Chỉ cần bạn chú ý điều chỉnh lại thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ về lại trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, nếu có kinh nguyệt 2 lần trong một tháng mà diễn ra thường xuyên thì bạn nên cẩn thận. Vì vấn đề này có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm và để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Để biết hiện tượng có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng có sao không thì trước hết là cần phải xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bởi chỉ khi biết được nguyên nhân thì mới có thể dựa vào đó để đánh giác mức độ nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, khi bị kinh nguyệt 2 lần/ tháng bạn nên đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Một tháng có kinh nguyệt 2 lần – Bệnh gì?

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Hiện tượng này có thể là mau kinh, thưa kinh, rong kinh, đau bụng kinh, máu kinh có màu sắc bất thường. Tất cả những hiện tượng này đều xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, chị em cần chú ý để có cách khắc phục và điều trị kịp thời. Khi một tháng có kinh nguyệt 2 lần có thể bạn mắc một số bệnh lý sau:

Rối loạn nội tiết tố

Một tháng có kinh nguyệt hai lần có thể bạn đang gặp phải hiện tượng cường estrogen. Khi nữ giới bị cường estrogen thường bị rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt ra nhiều thậm chí là kinh nguyệt ra nhiều lần trong 1 tháng.

mot-thang-kinh-nguyet-hai-lan-benh-gi2

Tình trạng cường estrogen thường gặp nhất ở độ tuổi dậy thì, ở phụ nữ tiền mãn kinh. Có thể do chị em phụ nữ bị rối loạn nội tiết do đang sử dụng một số loại thuốc tránh thai như thuốc tránh thai hàng ngày hay thuốc tránh thai khẩn cấp. Hoặc có thể do nhiều nguyên nhân khác.

Viêm nhiễm phụ khoa

mot-thang-kinh-nguyet-hai-lan-benh-gi3

Khi gặp phải hiện tượng kinh nguyệt ra sớm, ra nhiều lần trong một tháng. Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ một số viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, polyp cổ tử cung, một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

U xơ tử cung

mot-thang-kinh-nguyet-hai-lan-benh-gi4

U xơ tử cung là tình trạng xuất hiện những khối u nhỏ màu trắng ở thành tử cung hoặc niêm mạc tử cung. Đây là khối u lành tính và không phải ung thư. Bệnh này cũng khá nguy hiểm đối với chị em phụ nữ chúng ta. Nếu không có hướng điều trị mà để khối u phát triển lớn. Có thể làm mất sự cân bằng nội tiết tố, dẫn đến một tháng có kinh nguyệt 2 lần.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Khi thấy một tháng có kinh 2 lần, bạn nên nghĩ ngay đến hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là tình trạng buồng trứng xuất hiện nhiều nang trứng phát triển. Tuy nhiên chúng không thể to lên, cũng không chín hay rụng được do vỏ trứng quá dày.

mot-thang-kinh-nguyet-hai-lan-benh-gi5

Hội chứng đa nang buồng trứng khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể bị rối loạn không theo chu kỳ. Kéo theo đó là tình trạng kinh nguyệt không đều, điển hình là xuất huyết giữa chu kỳ. Có thể gây có kinh nhiều lần trong một tháng.

Do bệnh lộn cổ tử cung

mot-thang-kinh-nguyet-hai-lan-benh-gi6

Một số phụ nữ trẻ, nhất là những người hay sử dụng thuốc tránh thai rất dễ bị mắc bệnh lộn cổ tử cung. Đây là một dạng bệnh khiến mô cổ tử cung dễ bị trợt và thường bị chảy máu sau khi giao hợp khiến chị em tưởng mình đang bị hành kinh.

Yếu tố tâm lý

Ngoài những bệnh lý nói trên, bị kinh nguyệt 2 lần trong một tháng có thể do yếu tố tâm lý. Quá trình phóng noãn phải chịu sự chi phối rất nhiều từ hệ thống thần kinh trung ương cũng như hormone tuyến giáp, vùng dưới đồi.

mot-thang-kinh-nguyet-hai-lan-benh-gi7

Vì thế mà khi hệ thần kinh bị áp lực quá lớn hoặc gặp phải một cú sốc nào đó. Có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của buồng trứng. Ngay cả khi tâm trạng của bạn tốt lên, sự hưng phấn quá độ nào đó cũng có thể kích thích rụng trứng sớm hơn. Và kết quả cuối cùng là 1 tháng bị kinh nguyệt 2 lần.

Cần làm gì khi một tháng có kinh nguyệt 2 lần

Khi gặp phải tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố để có hướng xử lý và điều trị khác nhau. Dựa vào số ngày chảy máu, lượng máu mất đi, nguyên nhân của tình trạng cũng như dấu hiệu đi kèm.

mot-thang-kinh-nguyet-hai-lan-benh-gi8

-Nếu trường hợp hiện tượng này chỉ diễn ra khoảng 1 – 2 ngày. Máu hành kinh có màu đỏ tươi và mất đi không nhiều, cũng không có triệu chứng đi kèm thì bạn có thể tạm thời yên tâm.

-Trường hợp nguyên nhân là do tâm lý, bạn cần điều chỉnh lại trạng thái tâm lý cũng như thực hiện chế độ nghỉ ngơi, làm việc thật hợp lý để chu kỳ tiếp theo sẽ ổn định.

-Nếu nguyên nhân là do thuốc, bạn nên ngừng việc sử dụng những loại thuốc này. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên hỏi ý kiến của bác sỹ.

-Trường hợp nguyên nhân là do tổn thương âm đạo, bạn cần tạm thời kiêng quan hệ tình dục và có hướng vệ sinh âm đạo đúng cách.

Tuy nhiên, nếu trường hợp hiện tượng kinh nguyệt ra sớm, ra nhiều lần trong một tháng. Kèm với các triệu chứng bất thường như nhiều dịch nhờn, khí hư có mùi, máu kinh có mùi hôi và màu đen. Thì nguy cơ bạn đang mắc phải một bệnh lý nhất định. Lúc này cần đến ngay cơ sở y tế để gặp bác sĩ khám và có hướng điều trị tích cực.

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *