Xin hỏi bác sĩ, tình trạng trứng không rụng nhưng vẫn có kinh là làm sao ạ? Em đã kết hôn được 2 năm, vợ chồng em vẫn “làm chuyện ấy” đều đặn, không áp dụng biện pháp tránh thai nhưng đến nay em vẫn chưa có thai. Hằng tháng em vẫn có kinh nguyệt đều. Em mới đi khám thì bác sĩ nói em không rụng trứng 3 tháng nay mặc dù có kinh nguyệt. Em hoang mang quá nên cũng không hỏi rõ bác sĩ lắm, chỉ hẹn lần sau đến điều trị. Tình trạng của em có phải là vô sinh không thưa bác sĩ?
(Phụng Nguyễn, TP.HCM)
Trứng không rụng nhưng vẫn có kinh (ảnh minh họa)
GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc với chuyên mục chuatribenhphukhoa.net nhé!
Trứng không rụng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều đặn là một hiện tượng không quá hiếm gặp ở nhiều chị em. Bình thường, mỗi tháng, cơ thể người phụ nữ sẽ giải phóng 1 nang trứng. Khi gặp tinh trùng, trứng sẽ thụ tinh và phát triển thành phôi thai. Nếu không, trứng sẽ được xuất ra bên ngoài cùng với lớp niêm mạc bong ra, hiện tượng này gọi là kinh nguyệt.
Trứng không rụng nhưng vẫn có kinh là hiện tượng gì?
Ở một số trường hợp, các chị em vẫn có kinh nguyệt đều nhưng lại không rụng trứng. Tình trạng này được gọi là chu kì kinh nguyệt không phóng noãn. Chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn là chu kỳ tại buồng trứng, không có nang noãn chín nên không diễn ra hiện tượng phóng noãn (rụng trứng) như các chu kỳ kinh nguyệt khác. So với chu kỳ bình thường, sự sản xuất của progesterone được kích thích bởi sự giải phóng của một nang trứng; thì trong chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn, sự thiếu hụt Progesterone có thể gây xuất huyết nặng. Tình trạng xuất huyết này cũng có thể là do sự bồi đắp trong nội mạc tử cung hoặc do suy giảm nồng độ hormone Estrogen. Điều này khiến các chị em lầm tưởng là chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân ra tình trạng không rụng trứng này có thể là do trứng quá nhỏ, chưa trưởng thành và chưa đủ ” chín” để rụng. Mặc dù niêm mạc tử cung thì vẫn dày lên và bong ra tạo thành kinh nguyệt. Ngoài ra, sự rối loạn hoạt động của buồng trứng khiến trứng không rụng được tự nhiên hay do thói quen ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc… cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng.
Vì vậy, để biết chính xác được nguyên nhân trứng không rụng nhưng vẫn có kinh, bạn cần đến các phòng khám phụ khoa uy tín hay các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để kiểm tra chính xác. Có thể, bạn sẽ phải làm các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm cổ tử cung, đo thân nhiệt cơ sở, soi ổ bụng, định lượng LH… Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị thích hợp và cải thiện khả năng thụ thai cho bạn.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
• 5 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể bạn chưa biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!