Top 5 xét nghiệm sản phụ nên làm

Khám sản phụ khoa định kỳ là lời khuyên được các bác sĩ phụ khoa luôn cân nhắc chị em nên thực hiện. Vậy xét nghiệm sản phụ khoa có vai trò gì? Cùng tìm hiểu top 5 xét nghiệm sản phụ nên làm để bảo vệ sức khỏe và thiên chức làm mẹ của mình.

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em độ tuổi sinh sản, đã quan hệ tình dục. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp chưa từng “yêu” vẫn mắc các viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời và triệt để thì đây chính là điều kiện thuận lợi để chúng gây ra các biến chứng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn nguy hại đến chức năng sinh sản, gây vô sinh hiếm muộn và kể cả tính mạng.

 top-5-xet-nghiem-san-phu-nen-lam1

Bắt đầu ở độ tuổi 21 phái nữ nên thăm khám phụ khoa và duy trì thực hiện chúng như 1 thói quen 6 tháng 1 lần. Cũng nên lưu ý rằng: Nếu phát hiện mình có những bất thường về khí hư, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt,… thì chị em cần khám phụ khoa ngay.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm sản phụ khoa:

+ Được tư vấn về vấn đề sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh thai an toàn. Từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cũng như nạo phá thai,…

+ Phát hiện các rối loạn nội tiết và tâm lý sớm, có phương án khắc phục kịp thời.

+ Theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về viêm nhiễm phụ khoa, ung thư cổ tử cung,… và từ đó điều trị bệnh sớm khỏi một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Dưới đây là những xét nghiệm cần thiết mà chị em nên làm để tầm soát bệnh và can thiệp điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả nhất:

5 xét nghiệm sản phụ nên làm

top-5-xet-nghiem-san-phu-nen-lam

1. Khám phụ khoa

Đây là xét nghiệm cơ bản đầu tiên mà định kỳ 4-6 tháng chị em nên thực hiện 1 lần. Nhiều chị em có tâm lý e sợ và thắc mắc: Khám phụ khoa như thế nào có đau không. Khám phụ khoa thực chất là việc thăm khám và kiểm tra cơ quan sinh dục dưới gồm: âm đạo, âm hộ, cổ tử cung và cơ quan sinh dục trên gồm: tử cung, tai vòi và buồng trứng. Các thao tác được thực hiện nhẹ nhàng và không gây đau đớn nên chị em có thể yên tâm.

Mục đích của xét nghiệm này là để xem bạn có mắc dị tật đường sinh dục hay viêm nhiễm phụ khoa nào không. Nếu có sẽ kết hợp với các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

2. Xét nghiệm Pap smear

Bước này giúp quan sát các mẫu tế bào cổ tử cung, xem xét để phát hiện những thay đổi của tế bào trước khi chúng trở thành ung thư. Chị em nên thực hiện xét nghiệm này định kỳ 3 năm 1 lần.

3. Soi cổ tử cung

Những bất thường và tổn thương ở cổ tử cung sẽ được tìm thấy nếu có thông qua xét nghiệm soi cổ tử cung.

4. Siêu âm tuyến vú

Những bất thường ở tuyến vú như: u, hạch, ung thư vú,… sẽ được phát hiện thông qua hình ảnh chi tiết bên trong vú khi thực hiện xét nghiệm này. Mỗi năm bạn nên siêu âm tuyến vú 1 lần.

5. Siêu âm đầu dò âm đạo

Các bất thường ở tử cung và phần phụ sẽ được nhận thấy khi thực hiện siêu âm dò âm đạo nhờ việc quan sát tử cung, buồng trứng và các thành phần trong tiểu khung.

Ngoài 5 xét nghiệm cơ bản trên mà chị em cần làm thì 2 xét nghiệm sau cũng đóng vai trò quan trọng:

*Xét nghiệm CA-125: Nhằm đo mức độ protein CA 125 (kháng nguyên ung thư 125) trong máu để phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng.

*Xét nghiệm nội tiết: Kiểm tra 5 chỉ số nội tiết gồm: Estradiol, Progesterol, Prolactin, FSH, và LH. Từ đó giúp tiên lượng khả năng sinh sản của bạn.

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *