Quy trình khám hậu sản như thế nào, khám ở đâu uy tín?

Khám hậu sản là kiểm tra sức khỏe của mẹ sau khi sinh con. Điều này có cần thiết không? Câu trả lời là có. Người phụ nữ có thể trải qua một số cơn đau nhức sau sinh do cơ thể có sự thay đổi. 

khám hậu sản như thế nào
Quy trình khám hậu sản như thế nào, ở đâu vừa an toàn hiệu quả lại tiết kiệm

Bạn có thắc mắc về vấn đề nên chăm sóc cơ thể như thế nào sau khi sinh không? Bác sĩ sẽ làm gì để khám hậu sản, nó có gây đau hay không? Hoặc là khám hậu sản ở đâu đảm bảo an toàn? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được giải quyết trong bài viết này. Còn chờ đợi gì nữa mà không di chuyển ngay xuống phần bên dưới.

Quy trình khám hậu sản như thế nào?

Khám hậu sản chính là tập trung vào kiểm tra xem mẹ phục hồi có tốt không kể cả thể xác lẫn tinh thần. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này các mẹ có thể năm rõ bác sĩ sẽ thực hiện điều trị trên cơ thể mình. Để tránh bỡ ngỡ, các ông bố cũng nên đọc để nắm rõ quy trình khám hậu sản để giúp đỡ vợ mình.

1. Kiểm tra tổng quát cơ thể người mẹ

Đây là bước đầu tiên trong quy trình khám hậu sản. Kiểm tra các dấu hiệu hồi phục của mẹ tức là nhiệt độ, nhịp tim và huyết áp.

Nếu huyết áp của mẹ quá thấp hoặc giảm nhanh, cần nhập viện và theo dõi. Lúc này cơ thể của mẹ có nhiều sự thay đổi về kết cấu cũng như hormone cho nên bất cứ điều gì khác thường cũng có thể gây nguy hiểm.

2. Kiểm tra tử cung, cổ tử cung

Đầu tiên là kiểm tra bằng tay xem bụng của mẹ có co bóp bình thường hay không. Sau khi sinh, thông thường mẹ sẽ cảm thấy các cơ xung quanh rốn di chuyển thấp hơn và kéo về phần xương chậu. Quá trình này diễn ra trong hai tuần sau khi sinh.

khám hậu sản
Kiểm tra tử cung là một vấn đề không thể quên khi khám hậu sản

Kiểm tra tử cung mất 15 phút cho mỗi lần. Nếu tử cung quá mềm, bác sĩ sẽ xoa bụng ở phía trên tử cung để giúp nó co lại. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ tử cung có bị vỡ, biến mất hay rơi xuống phía dưới âm đạo hay không. Vấn đề này thường không gây nguy hiểm cho người mẹ, và nó sẽ trở lại bên trong lỗ âm đạo sau 2 tuần.

3. Làm sạch bộ phận sinh dục

Làm sạch bộ phận sinh dục cũng là một bước quan trọng trong quá trình khám hậu sản. Sau khi sinh, dịch thai sản và máu huyết còn ứ đọng trong cơ thể mà các hoạt động vệ sinh thông thường không giúp làm sạch được.

Do đó, các bác sĩ có thể sẽ dùng tay kiểm tra, thăm khám bộ phận sinh dục của mẹ. Kiểm tra xem có gì có thể gây nhiễm trùng không, ví dụ như một mảnh phân nhỏ cũng gây nguy hiểm.

4. Kiểm tra xuất huyết

Sau khi sinh thông thường máu huyết sẽ lưu lại trong cơ thể khoảng 1 tháng. Máu này cũng tương tự như máu kinh nguyệt, tuy nhiên màu của nó sậm hơn. Lúc đầu máu sẽ chảy khi tử cung co thắc hoặc lúc mẹ ho, di chuyển hoặc đứng dậy.

Trong trường hợp xuất huyết nặng, điều này rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ. Nếu mẹ mất máu nhiều, không thể cầm được, cô ấy cần được nhập viên để kiểm tra. Có rất nhiều nguyên nhân tử vong do hậu sản mang lại, và điều này có thể đến bất cứ lúc nào.

5. Thăm khám đánh giá sàn chậu

Thăm khám sàn chậu sau sinh cũng là một điều nằm trong quy trình khám hậu sản. Khám sàn chậu thường được thực hiện sau 4 đến 6 tuần kể từ ngay sinh nở. Ở bước này bác sĩ sẽ khám tổng quát các vấn đề toàn diện như phân tích máu, phân, soi tươi huyết trắng.

khám hậu sản như thế nào1
Phụ nữ sau sinh rất dễ bị rối loạn chức năng sàn chậu, do đó đây là phần không thể thiếu khi khám hậu sản

Có thể bạn không biết, nhưng cứ 3 phụ nữ mang thai và sinh đẻ là có một người bị rối loạn chức năng sàn chậu. Do đó, thăm khám sàn chậu là điều không thể bỏ qua trong quy trình khám hậu sản. Gầm 50% phụ nữ trên 40 tuổi sẽ bị són tiểu, sa bàng quang, tử cung sau khi sinh.

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng thường được khuyến khích và đề nghị cho các bà mẹ có các vấn đề về sàn chậu. Trong trường hợp sàn chậu của bạn bị suy yếu nhiều bạn sẽ được chỉ định luyện tập với máy tập chuyên dụng.

6. Khám phụ khoa thông thường

Theo nhiều chuyên gia, mang thai và sinh nở là một lần vượt qua cửa tử thần của phụ nữ. Sở dĩ nói như vậy là do khi mang thai và sinh con, cơ thể phụ nữ đối mặt với thay đổi rất lớn. Nhiều nguy cơ bệnh tật và viêm nhiễm luôn chờ thời cơ để tấn công người phụ nữ. Do đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa để xác minh tình trạng sức khỏe của mẹ.

khám hậu sản như thế nào3
Khám phụ khoa để đảm bảo không có bất cứ dấu hiệu viêm phụ khoa hay vấn đề nào về sức khỏe sinh sản của mẹ

Khám phụ khoa trong quy trình khám hậu sản bao gồm:

  • Khám vú bằng tay và siêu âm để đánh giá tình trạng bộ ngực hoặc tìm kiếm dấu hiệu ung thư vú.
  • Siêu âm tử cung và buồng trứng để đảm bao không có bất cứ khối u nào được hình thành.
  • Tư vấn điều trị hoặc chăm sóc sau quá trình khám hậu sản. Bác sĩ có thể trao đổi với bạn một số triệu chứng viêm nhiễm sinh dục hoặc các biện pháp tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Các vấn đề về tình dục, kinh nguyệt hay vệ sinh phụ khoa cũng sẽ được nhắc đến. Do đó hãy suy nghĩ các vấn đề thắc mắc trước khi đi khám hậu sản.

Để có buổi khám hậu sản suông sê bạn hãy đảm bảo là mình chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Nếu bạn xin nghỉ thai sản ở công ty hoặc cần xác nhận bảo hiểm, hãy mang nó theo để xác sĩ điền và đóng mộc vào. Trước khi bạn rời khỏi phòng khám hãy đảm bảo rằng các thắc mắc của bạn đã được giải quyết.

Khám hậu sản ở đâu uy tín nhất?

Hiện tại, rất nhiều phòng khám phụ khoa mọc lên ở khắp mọi nơi. Do đó, bạn cần sáng suốt trong việc chọn lựa nơi khám hậu sản.

1. Tiêu chí chọn phòng khám hậu sản

Các phòng khám hoặc có thể là bệnh viện đủ năng lực khám hậu sản phải đáp ứng các nhu cầu thăm khám cơ bản nhất. Đừng chọn lựa nơi không có giấy phép hoặc các phòng khám tự phát.

Một số tiêu chí mà phòng khám cần đạt được để khám hậu sản, bao gồm:

  • Cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Đồng thời các máy móc thiết bị ở đây phải sạch sẽ, tạo được cảm giác thoải mái và an toàn cho người mẹ.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bởi vì sản phụ khoa là một lĩnh vực tương đối nhạy cảm. Vì vậy, lựa chọn hàng đầu khi khám hậu sản là chọn những nơi có uy tín và bác sĩ giàu kinh nghiệm.
  • Chi phí minh bạch rõ ràng. Chi phí là yếu tố không thể bỏ qua khi thăm khám hậu sản. Hiện tại, có rất nhiều phòng khám phụ khoa “vẽ” ra bệnh để thu thêm tiền. Do đó chị em nên cẩn thận tránh xa các phòng khám mập mờ về chi phí.

Thông tin thêm: Danh sách phòng khám phụ khoa ngoài giờ tại TP.HCM có BS giỏi

2. Địa chỉ chọn phòng khám hậu sản uy tín

Nếu chị em nào còn thắc mắc khám hậu sản ở đâu thì xem ngay danh sách bên dưới. Đây đều là những địa chỉ uy tín được nhiều chị em tin tưởng. Hãy chọn nơi thuận tiện nhất để đỡ tốn thời gian và công sức.

khám hậu sản thế nào
Nên khám hậu sản ở đâu để đảm bảo uy tín và an toàn?

Tại Hà Nội:

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 024 3825 2161

☆ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Địa chỉ: 929 Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 024 3869 3731

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

Bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 227 Cống Quỳnh, quận 1

Số điện thoại: 08 5404 2829

Bệnh viện Phụ sản Mekong

Địa chỉ: 243 – 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, phường 1, quận Tân Bình

Điện thoại liên hệ: 0838 442 986

Bệnh viện Hùng Vương

Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5

Điện thoại: 028 3855 8532

Tại Đà Nẵng:

Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Số điện thoại: 0511 3957 777

Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng

Địa chỉ: 26C Chu Văn An, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0511 222 2055

Tại Cần Thơ:

Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Địa chỉ: 106 Cách mạng tháng tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Điện thoai: 0292 6518 125

Hiện tại có rất nhiều bệnh viện công ở nước ta có thể thực hiện khám hậu sản. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân đến khám khá đông nên chị em cần đi sớm để tiết kiệm thời gian. Chị em nên nhớ, khám hậu sản cũng quan trọng và có lợi ích nhất định đến sức khỏe sinh sản của chi em. Đừng bỏ qua quy trình này. Chúc chị em luôn khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? [cập nhật 2018]

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *