Bạn biết gì về hội chứng mệt mỏi kéo dài ở phụ nữ

Hội chứng mệt mỏi có thể gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới nhưng nữ giới chiếm tỷ lệ cao gấp đôi so với nam giới. Vậy hội chứng mệt mỏi kéo dài ở phụ nữ do đâu, khắc phục và phòng tránh như thế nào? Một số thông tin sau sẽ giúp chị em có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề sức khỏe thường gặp này.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-met-moi-keo-dai-o-phu-nu

Hội chứng mệt mỏi kéo dài (CFS) hay còn gọi là mệt mỏi kinh niên, mệt mỏi mãn tính được coi là chứng bệnh lạ khi khó có thể chẩn đoán cũng như khó nhận biết nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Hội chứng mệt mỏi kéo dài được cho là có thể dẫn đến các biến chứng như: trầm cảm, sống cô lập, hạn chế lối sống, giảm năng suất làm việc, gây các bệnh về đường tiêu hóa,… Tình trạng này thường gặp ở nữ giới hơn ở độ tuổi từ 25-45 độ tuổi và nguyên nhân được xác định là do: sức đề kháng yếu hơn, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ (từ công việc xã hội cho đến gia đình), sự hoạt động của tuyến nội tiết (trước chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ hoặc mãn kinh,…).

Làm thế nào để nhận biết mình mắc hội chứng mệt mỏi kéo dài?

Mệt mỏi có thể xuất phát từ việc phiền muộn, biểu hiện của bệnh ung thư, mất ngủ, thiếu máu, huyết áp thấp, nhiễm virus, bệnh lupus, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp, mất cân bằng tai trong, giảm glucoza huyết, tăng huyết áp, bệnh tim,… Nhưng nếu không thể xác định được lý do và chúng kéo dài thì có thể là được coi là hội chứng mệt mỏi kéo dài.

Khi nào thì gọi là mệt mỏi kéo dài? Theo nhóm Nghiên cứu hội chứng mệt mỏi kéo dài quốc tế và Trung tâm Phòng chống bệnh (CDC) Hoa Kỳ thì hội chứng mệt mỏi kéo dài là cơn mệt mỏi suy kiệt không thể giải thích được, kéo dài trên 6 tháng và không do bất kỳ một bệnh tật thể xác tiềm ẩn nào gây ra.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-met-moi-keo-dai-o-phu-nu1

Nếu bạn có những dấu hiệu sau đây lặp lại trong một thời gian dài thì rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng mệt mỏi mãn tính:

  • Đột nhiên mệt mỏi triền miên, dai dẳng và không lý giải được, dù đã thử nhiều cách nhưng không thể khắc phục được.
  • Nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn nhưng cũng không thể cải thiện.
  • Đau họng, sưng tuyến nước bọt, đau các hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới cánh tay.
  • Đau nhức các cơ nhưng không thấy sưng hoặc tấy đỏ.
  • Mắc vấn đề về rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, chán ăn.
  • Dễ bị kích thích, lo âu và gặp các cơn hoang tưởng, rối trí, khó tập trung.
  • Đau đầu dữ dội, sốt nhẹ,…

Nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài ở phụ nữ

Mệt mỏi là một triệu chứng rất chung nên người ta khó xác định được nguyên nhân gây tình trạng này. Một số kết luận về căn nguyên gây ra hội chứng này được cho là do:

+ Nhiễm virus: Virus bị nghi ngờ gây ra hội chứng này là virus Epstein-Barr, herpesvirus.

+ Sự mất cân bằng nội tiết tố: Do bất thường hormon được tiết ra từ vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc tuyến thượng thận.

+ Rối loạn giấc ngủ: có mối liên quan mật thiết với hội chứng mệt mỏi mãn tính.

+ Rối loạn hệ thống miễn dịch.

+ Sức khỏe tâm thần như: stress, trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.

Cách điều trị hội chứng mệt mỏi kéo dài ở phụ nữ

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-met-moi-keo-dai-o-phu-nu2

Ở nữ giới nói riêng và hội chứng mệt mỏi mãn tính nói chung hiện nay được điều trị bằng cách làm giảm triệu chứng. Một số phương pháp được áp dụng là: Dùng thuốc (thuốc giảm đau: acetaminophen, aspirin, ibuprofen; thuốc chống dị ứng: thuốc kháng histamin, làm thông mũi,…). Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyên nên: điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học; ngủ đủ giấc; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao; thư giãn cơ bắp và tinh thần, tránh căng thẳng stress kéo dài,…

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *