Độ tuổi dậy thì có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, ở nữ giới nó được đánh dấu rõ ràng bằng việc hành kinh và là tín hiệu tốt thông báo khả năng sinh sản bắt đầu. Liệu đã bao giờ bạn thắc mắc, chu kỳ kinh nguyệt hình thành và diễn ra như thế nào chưa? Đoạn mô phỏng chu kỳ kinh nguyệt bằng video sau sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn những chuyển biến bên trong cơ thể mình nhé!
Chu kì kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt được định nghĩa là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.
Trong chu kỳ này, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tử và sinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung; Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Lúc này có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Trứng và tinh trùng gặp nhau, sau đó trứng đã thụ tinh di chuyển xuống tử cung và bám vào lớp màng mỏng trên thành tử cung. Cuối cùng trứng bám vào tử cung và làm tổ tại đây gọi là sự thụ thai.
+ Nếu trứng không được thụ tinh thì hocmon giảm xuống và lớp niêm mạc tử cung thoái triển, bắt đầu bong ra và chuẩn bị hành kinh.
Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Thường xuất hiện lần đầu ở độ tuổi 12, nhưng hiện nay có thể sớm hơn là 8 tuổi.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày
Một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Thông thường chúng kéo dài 28-32 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn. Bạn có thể xác định ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường từ ngày thứ 11 đến 21. Hoặc cũng có thể cách tính ngày rụng trứng là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Nếu chu kỳ kinh nguyệt bất thường bạn cần thăm khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và khắc phục, tránh những ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản.
Video dưới đây mô phỏng chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, bạn có thể theo dõi:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!