Nhiều chị em phụ nữ chưa có nhiều kinh nghiệm thường dễ bị nhầm lẫn giữa máu hồng khi có thai và máu hồng trước kỳ kinh. Chính vì vậy trong bài viết hôm nay, chuyên mục sẽ hướng dẫn cách phân biệt máu hồng khi có thai và máu hồng trước kỳ kinh sẽ giúp các nàng có thêm những hiểu biết cần thiết về sinh lý ở phái mình.
Vì sao xuất hiện máu hồng khi có thai ?
Sau khi trứng gặp tinh trùng, được thụ tinh và phát triển thành phôi thai. Phôi thai sẽ được đưa vào buồng tử cung để tạo thành bào thai. Trong khi di chuyển, phôi thai bám vào thành cử cung để nhận dưỡng chất từ cơ thể mẹ. Khi vào đến buồng tử cung sẽ xảy ra quá trình xâm lấn niêm mạc tử cung, gây bong tróc ở màng tử cung và dẫn đến hiện tượng xuất huyết. Hiện tượng này được gọi là máu báo, hay máu hồng khi mang thai.
Thời gian xuất hiện máu báo mang thai là sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ từ 8-15 ngày. Tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi chị em phụ nữ mà máu báo sẽ xuất hiện ít hoặc nhiều. Có chị em chỉ ra vài giọt nhưng một số người lại ra máu khá nhiều. Khi đó, các chị em dễ nhầm lẫn máu báo với chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Phân biệt máu hồng khi có thai và máu hồng trước kỳ kinh
Để phân biệt máu hồng khi có thai và máu hồng trước kỳ kinh, chị em cần nhận biết các dấu hiệu sau đây:
Máu báo khi có thai | Máu kinh nguyệt |
– Máu có màu hồng phớt hoặc nâu | – Máu có màu đỏ thẫm |
– Lượng máu ra nhỏ giọt, không nhiều như trong chu kỳ kinh nguyệt. Máu ra đều đều. | – Lượng máu ra nhiều, khoảng 80-100ml, kéo dài từ 3-5 ngày. |
– Không có dịch nhầy kèm theo và không có máu cục. | – Có kèm theo dịch nhầy ở cổ tử cung, các mảnh niêm mạc bị bong tróc hoặc thỉnh thoảng xuất hiện cục máu đông. |
– Không có tính chu kỳ | – Có tính chu kỳ, máu ra ít ở những ngày đầu và ra nhiều ở những ngày tiếp theo. Ngày cuối cùng ít dần. |
– Máu báo ra bất thường cần đi khám:
+ Máu ra nhiều với biểu hiện máu đỏ tươi từng cục, sốt cao, đau bụng dưới => Dấu hiệu động thai, sảy thai. + Máu ra kéo dài, có màu nâu đen, chuột rút ở vùng bụng, đau một bên vùng bụng => Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. |
– Trước chu kỳ kinh nguyệt có biểu hiện đau bụng, ra nhiều khí hư dạng sợi có màu trắng, không mùi, đau đầu, táo bón… |
Các nguyên nhân khác khiến vùng kín bị ra máu hồng chị em cần biết
Ngoài hai trường hợp trên đây, thì hiện tượng ra máu hồng ở vùng kín còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Phá thai: Sau khi phá thai, niêm mạc tử cung đang bị tổn thương và rất nhạy cảm nên nếu không giữ gìn cẩn thận, chị em rất dễ bị ra máu ở vùng kín.
- Rối loạn nội tiết tố: Khi có sự mất cần bằng giữa estrogen và progesterone cũng có thể xảy ra hiện tượng chảy máu hồng ở âm đạo nữ giới. Hiện tượng rối loạn nội tiết tố thường xảy ra khi chị em bị stress, sử dụng thuốc tránh thai, thiếu ngủ, ăn kiêng…
- Vùng kín hay ra máu do đặt vòng tránh thai: Sau khi bạn đặt vòng mà thường xuyên thấy bị đau vùng bụng dưới hay đau ở thắt lưng, tối loạn kinh nguyệt, ra máu màu hồng hoặc màu đỏ sẫm thì có thể vòng đã bị lệch hoặc được đặt sai vị trí.
- Động tác quan hệ tình dục quá mạnh: Điều này có thể gây tổn thương niêm mạc âm đạo, từ đó dẫn đến chảy máu.
- Ra máu hồng ở vùng kín do mắc bệnh u xơ cổ tử cung: Bệnh u xơ cổ tử cung thường xảy ra ở những người đã có con. Vùng kín của bệnh nhân có hiện tượng ra máu bất thường đi kèm với các cơn đau râm ran ở bụng.
- Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Chị em có thể bị chảy máu màu hồng hoặc màu đỏ khi bị viêm nhiễm ở các bộ phận như âm đạo, âm hộ, tử cung… Những bệnh lý này thường khiến vùng kín có biểu hiện ngứa rát và ra nhiều khí hư bất thường.
- Ung thư cổ tử cung:Người bị ung thư cổ tử cung thường bị ra máu sau khi quan hệ, chảy máu nhưng không trong chu kì kinh nguyệt, máu có thể lẫn với dịch nhầy, có cảm giác đau ở vùng chậu. Đây là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở chị em phụ nữ, vì vậy mọi người nên hết sức đề phòng.
Như vậy nếu thấy vùng kín ra máu hồng bất thường kèm theo tình trạng ngứa rát vùng kín, dịch âm đạo bất thường về màu sắc (xanh, vàng, nâu…) và lượng dịch, vùng kín có mùi hôi… chị em cũng nên nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và được điều trị sớm.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin:
Em mới bị ra máu nâu, không biết là có phải có thai không nhỉ. Em ko phân biệt rõ màu đỏ thẩm với màu nâu lắm 🙁
E bị màu hồng phớt ít lắm ạ v có sao ko ạ
Mình ra khoảng hơn tuần màu hồng Nhạt. Thỉnh thoảng màu đỏ… Kèm dịch nhầy k mùi