U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa gặp nhiều ở chị em độ tuổi sinh sản. Những u nang này có thể lành tính không đáng lo hoặc ác tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chia sẻ thông tin đến bạn đọc cách phân biệt u nang buồng trứng ác tính và lành tính để biết cách xử lý kịp thời nếu chẳng may mắc bệnh.
Cách phân biệt u nang buồng trứng ác tính và lành tính
U nang buồng trứng là hiện tượng khối u phát triển bất thường trong buồng trứng của nữ giới và gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu không được ngăn chặn kịp thời. Khối u này gây cản trở nang trứng tiếp theo phát triển và rụng. Điều này làm chậm đi quá trình mang thai và sinh con ở nữ giới. Biểu hiện thường thấy chính là hiện tượng đau bụng dưới kèm theo các dấu hiệu khác như khí hư có tia máu, kinh nguyệt không đều, người mệt mỏi,…
Theo thống kê mới nhất đã cho thấy: Đa phần các bệnh nhân nữ mắc bệnh u nang buồng trứng đều có khối u lành tính. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp các khối u này phát triển thành khối u ác tính tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khó lường. Hoàn toàn có thể phân biệt được 2 loại khối u này, từ đó có cách điều trị phù hợp nhất.
Song qua các dấu hiệu bệnh u nang buồng trứng bên ngoài thì rất khó có thể biến khối u nào lành tính, khối u nào ác tính. Mà chỉ qua bước thăm khám, siêu âm, xét nghiệm mới có thể xác định. Thông qua quan sát, bác sĩ có thể kết luận chính xác nhất về tính chất u nang buồng trứng là lành hay ác. Cụ thể:
Xét về mức độ nguy hiểm: U nang buồng trứng ác tính thường nguy hiểm hơn do tiềm ẩn nhiều biến chứng như: vỡ nang gây dính phúc mạc, vô sinh, gây ung thư và ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên những bệnh nhân bị u nang buồng trứng lành tính cũng không được chủ quan bởi nếu không can thiệp kịp thời cũng có thể gây vỡ nang, xuất huyết,… gây ra nguy hại khó lường.
Đau bụng dưới cảnh báo bệnh u nang buồng trứng
Có thể bạn chưa biết:
Do đó, ngay khi phát hiện mình có triệu chứng nghi ngờ mắc u nang buồng trứng chị em cần thăm khám kịp thời. Thông qua các thăm khám, xét nghiệm bác sĩ sẽ chẩn đoán tính chất khối u và có hướng xử lý hiệu quả nhất. Như: theo dõi, dùng thuốc, nội soi hoặc mổ hở bụng để bóc tách phẫu thuật loại bỏ khối u, nặng hơn có thể sẽ phải cắt bỏ buồng trứng,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!