Trải qua 9 tháng 10 ngày mang nặng, bé yêu chào đời trong sự chào đón hân hoan và niềm hạnh của những người thân xung quanh, đặc biệt là người làm cha làm mẹ. Vậy bạn có muốn biết quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần thai như thế nào không?
Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ quả là điều kỳ diệu. Sự hiện diện của một sinh linh bé nhỏ, sự hình thành các giác quan, sự thay đổi về chiều qua cân nặng,… qua mỗi tuần thai đều có sự khác biệt. Thai kỳ được chia thành 40 tuần: Trong 12 tuần đầu được gọi là chu kỳ 3 tháng đầu; Tuần 13 tới tuần 26 là chu kì 3 tháng thứ 2; Tuần 27 đến tuần 40 là chu kỳ 3 tháng cuối.
Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi
*Tuần 1: Tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, các mẹ chưa hề có thai đâu.
*Tuần 2: Trứng bắt đầu rụng, thường là ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày và đi vào ống dẫn trứng.
*Tuần 3: Trứng và tinh trùng gặp nhau và chỉ có 1 tinh trùng khỏe nhất chui vào bên trong trứng và thụ thai thành công.
*Tuần 4: Trứng đã được thụ tinh, đi vào tử cung và bắt đầu quá trình phân bào, em bé là 1 phôi thai rất nhỏ.
*Tuần 5: Thời gian này các mẹ thường mới biết mình có thai thông qua que thử thai hoặc xét nghiệm máu. Trong khi đó, các tế bào trong não bộ của bé bắt đầu hình thành và phát triển.
*Tuần 6: Thai nhi có kích thước bằng 1 hạt đậu Hà Lan, các mẹ lúc này có thể nghe được tim thai qua thiết bị siêu âm thai.
*Tuần 7: Bắt đầu xuất hiện các màng ngón tay ngón chân, so với tuần trước kích thước phôi thai đã tăng gấp đôi lên 1, 3 cm.
*Tuần 8: Tất cả các bộ phận của một cơ thể sống xuất hiện đầy đủ. Em bé đã nặng 0,9g và có kích thước 1,6cm, có thể uốn cong khuỷu tay và đầu gối. Các mẹ nhớ bổ sung các thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nhé!
*Tuần 9: Chiều dài và cân nặng của em bé tăng nhanh đến chóng mặt, khoảng 2,2cm và 2g. Chiếc đuôi sẽ rụng đi và lúc này cũng là thời gian xuất hiện mí mắt của bé.
*Tuần 10: Ở tuần thai này bé đã nặng 3,9g và dài khoảng 3cm, bé đã có thể nắm chặt tay rồi mở lòng bàn tay.
*Tuần 11: Thai nhi nặng khoảng 7g và chiều dài là 4cm. Em bé lúc này thường rất “bận rộn” với các cú đạp chân.
*Tuần 12: Các khớp thần kinh được hình thành trong não bộ của bé và bắt đầu có những phản xạ với những thứ xung quanh.
*Tuần 13: Bạn biết không? Ở tuần thai thứ 13 các bé đã xuất hiện dấu vân tay rồi đấy. Kích thước và trọng lượng bé cũng tăng rất nhanh, giờ đã dài 7,3 cm và nặng 23g.
*Tuần 14: Em bé có những biểu thái cảm xúc như nhăn mặt hoặc là nheo mắt. Lúc này bé nặng khoảng 42 gam và dài khoảng 8,6cm
*Tuần 15: Bạn có biết được giới tính chính xác của thai nhi ở tuần thai này. Các mẹ cũng thường gánh chịu những cơn ho không rõ nguyên nhân mà nhiều người gọi đó là chứng ho mọc tóc, do tóc của bé đã bắt đầu mọc.
*Tuần 16: Trái tim của bé hoàn chỉnh hơn, đập nhanh hơn và rất nhạy cảm với ánh sáng, bé bắt đầu biết nấc cụt.
*Tuần 17: Bé bắt đầu đùa nghịch ở trong bụng mẹ, vật duy nhất bé có thể chơi lúc này là nghịch dây rốn. Mẹ cần bù đắp lượng canxi đầy đủ bởi bé cần nhiều canxi để xương cứng cáp hơn.
*Tuần 18: Trọng lượng thai nhi khoảng 190g và dài khoảng 14,2cm. Tai của bé nghe rõ hơn.
*Tuần 19: Bước sang tháng thứ 5, bạn nói gì và âm thanh từ thế giới bên ngoài như thế nào, bé có thể nghe rất rõ.
*Tuần 20: Bé đã biết nuốt dịch ối và thận sản sinh ra nước tiểu, bài tiết ra phân màu xanh hoặc màu đen.
*Tuần 21: Lông mày bé được hình thành. Xuất hiện một chất dịch màu trắng, bao bọc xung quanh cơ thể, giúp bảo vệ da của bé trong môi trường nước ối.
*Tuần 22: Tất cả các cơ quan đã hình thành và phát triển, cơ thể bé giống như lúc sinh ra đời nhưng chỉ khác là kích thước còn rất nhỏ mà thôi.
*Tuần 23: Bé cảm nhận được sự di chuyển của mẹ, lông tơ bao phủ khắp cơ thể để chở che cho làn da mỏng manh và những chiếc răng sữa dưới lợi cũng hình thành ở tuần thai thứ 23.
*Tuần 24: Cho bé nghe nhạc và nói chuyện với bé nhiều hơn trong thời gian này nhé bởi thính giác của trẻ đã rất tốt.
*Tuần 25: Vị giác của bé đã bắt đầu hoạt động, em bé đạp nhiều hơn bởi có vẻ túi ối đã trở nên chật chội và ngột ngạt hơn.
*Tuần 26: Các chất béo được hình thành dưới da của bé, các bé cũng đạt được cân nặng chuẩn trong tuần 26 của thai kỳ.
*Tuần 27: Bé có thể cảm nhận được cảm xúc của người mẹ và đã có thể nhắm mắt, mở mắt đều đặn khi ngủ hay khi thức và biết mút ngón tay.
*Tuần 28: Thai nhi đã có thể chớp mắt, thân hình trở nên tròn trịa hơn.
*Tuần 29: Lúc này bé đã nặng khoảng 1,2 – 1,25 kg và chiều dài lên 32 – 35cm
*Tuần 30: Não bộ phát triển rất nhanh và bé nhận biết được sự thay đổi ánh sáng.
*Tuần 31: Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia, 2 lá phổi và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện. Cân nặng lúc này là 1,5kg – 1,6 kg và chiều dài đã là khoảng 39 – 40cm.
*Tuần 32: Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu và xuất hiện móng tay.
*Tuần 33: Bé có trọng lượng 1,8 kg – 2 kg và chiều dài khoảng 42 – 43 cm, da trở nên căng hơn chứ không còn nhăn nheo nữa.
*Tuần 34: Bé bắt đầu quay đầu dần về phía tử cung để sẵn sàng chào đời.
*Tuần 35: Lúc này chủ yếu là tăng trọng lượng.
*Tuần 36: Lông tơ trên da bé bắt đầu rụng cùng với bã nhờn.
*Tuần 37: Lúc này chiều dài của bé khoảng 44cm và có thể sẵn sàng để chào đời.
*Tuần 38: Đầu của bé lúc này đã lọt vào hố chậu và được bảo vệ bởi khung xương chậu.
*Tuần 39: Lớp da bên ngoài của bé bong tróc và một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ.
*Tuần 40: Hãy chuẩn bị mọi thứ đâu vào đấy đi, bởi bé có thể chào đời bất cứ lúc nào đó.
Dưới đây là video chi tiết mô phỏng quá trình hình thành và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời, để bạn có thể hình dung rõ hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!