Khám tiền sản ở bệnh viện Từ Dũ từ lâu được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi sự chất lượng, uy tín hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn có một vài thắc mắc về quy trình thăm khiến chị em còn chần chờ trì hoãn việc đi khám tiền sản.
Nếu bạn chưa rõ hoặc vẫn còn phân vân về dịch vụ, chất lượng cũng như các quy trình khi khám tiền sản ở Từ Dũ thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thể tiết kiệm thời gian và không gắp bất cứ khó khăn nào.
Sơ lược về bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện đầu ngành về sản và phụ khoa trong khu vực cũng như cả nước. Hiện tại, bệnh viện Từ Dũ đón nhận hàng ngàn lượt khám và điều trị bệnh mỗi ngày, do đó nhằm đáp ứng cho nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân bệnh viên Từ Dũ đã nâng tổng số giường bệnh lên đến 1000 giường, 8 phòng chức năng, 16 khoa lâm sàng và 7 khoa cận lâm sàng.
Địa chỉ: 227 Cống Quỳnh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại liên hệ: 1900 7234
Đặt lịch khám bệnh theo hotline: 028 1081
Lịch khám bệnh sản phụ khoa:
- Thứ 2 đến thứ 6: Sáng từ 7 giớ đến 11 giờ, chiều từ 12 giờ 30 đến 16 giờ 30
- Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ bệnh viện nghỉ, không làm việc.
Ngoài ra, bệnh viện Từ Dũ còn có một phòng khám dịch vụ sản phụ khoa tại số 191 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại đặt lịch khám bệnh: 028 1081
Lịch làm việc như sau:
- Thứ 2 đến thứ 6: Từ 6 giờ đến 18 giờ
- Thứ 7: Từ 7 giờ dến 16 giờ
- Chủ nhật: Từ 7 giờ đến 11 giờ
- Ngày lễ, tết: Phòng khám nghỉ, không làm việc.
Khám tiền sản ở Từ Dũ là khám gì?
Khám sức khỏe trước khi mang thai gọi là khám tiền sản. Khám tiền sản là việc cần phải làm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong cả thai kỳ. Ngoài ra, khám tiền sản còn có thể đề phòng những dị tật cho bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Khám tiền sản ở bệnh viện Từ Dũ bao gồm khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản. Bạn cần làm một vài xét nghiệm theo yêu cầu của bác sỹ chuyên môn, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số xét nghiệm cơ bản thường gặp để bạn tham khảo.
1. Quy trình khám tiền sản ở Từ Dũ
☆☆ Khám phụ khoa tổng quát
Khám phụ khoa là việc không thể thiếu trong quy trình khám tiền sản ở Từ Dũ. Đây là cần làm để phát hiện những vấn đề bất thường tại cơ quan sinh dục để có thể điều trị dứt điểm trước khi mang thai.
Khám phụ khoa tổng quát bao gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra cơ quan sinh dục bên ngoài
Trước tiên bấc sỹ có thể nhìn bằng mắt thường để phát hiện tình trạng viêm nhiễm, khí hư, mùi hôi bất thường hay các chứng bệnh xã hội như lậu, giang mai hay sùi mào gà ở nữ giới.
Ngoài ra, các bác sỹ có thể dùng tay để kiểm tra các nếp gấp âm đạo, âm hộ xem có xuất hiện dị tật hay dấu hiệu bất thường nào hay không.
Bước 2: Khám bằng phễu mỏ vịt
Phễu mỏ vịt là dụng cụ chuyên dùng để khám và kiểm tra âm đạo. Trước khi soi âm đạo, phễu mỏ vịt sẽ được bôi trơn để quá trình diễn ra thuận lợi dễ dàng hơn mà không gây đau rát cho phái nữ.
Phễu mỏ vịt có thể soi mọi ngóc ngách sâu bên trong âm đạo, giúp các bác sỹ kiểm tra được cơ quan sinh dục bên trong như buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng để xác định tình trạng bệnh (nếu có).
Bước 3: Khám cơ quan sinh dục bằng hai tay
Ở bước này, tất nhiên trước khi thực hiện bác sỹ sẽ đeo găng tay và bôi chất bôi trơn để có thể dễ dàng luồng hoặc 2 ngón tay sâu vào bên trong âm đạo của bạn.
Các bác sỹ sẽ dùng hai tay ấn nhẹ vào vùng bụng dưới của bệnh nhân để xác định hình dạng, kích thước của cổ tử cung. Nếu bạn cảm thấy đau thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng bộ phận sinh sản. Nếu ống dẫn trứng bị sưng thì rất có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.
Bước 4: Kiểm tra hậu môn, trực tràng
Đây là bước cuối cùng để kết thúc quá trình khám phụ khoa tổng quát của bạn. Ở bước này, các bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra hậu môn, trực tràng bằng tay để xác định xem có khối u nào ở tử cung hay phía sau tử cung hay không.
Ngoài ra, bác sỹ sẽ đưa ngón tay vào hậu môn để kiểm tra cơ nói giữa hậu môn và âm đạo có ổn định hay có điều bất thường nào không. Nếu không thì kết thúc quá trình khám phụ khoa tổng quát.
☆☆ Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một bước không thể thiếu trong quy trình khám tiền sản ở Từ Dũ, bước này có thể giúp bạn kiểm tra các bệnh về đường máu hay các bệnh lây lan qua đường từ mẹ sang con hay không.
Các chất trong máu có phản ứng với thuốc hay có dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt không, từ đó đưa ra kết luận rằng bạn có phù hợp để mang thai hay không, hoặc sẽ tư vấn đưa ra hướng giải quyết an toàn và tốt nhất cho bạn.
☆☆ Xét nghiệm nước tiểu
Với xét nghiệm nước tiểu, các bác sỹ sẽ cho bạn biết là bạn có bị tiểu đường hay không hoặc chức năng gan, thận có ổn định không, từ đó hạn chế các tình trạng tiền sản tiêu cực.
☆☆ Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm như HIV, lậu, giang mai
Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV là bước quan trọng nhất và không thể bỏ qua khi bạn đi khám tiền sản ở Từ Dũ. Ở cả nam và nữ, bác sỹ đều sẽ kiểm tra cơ quan sinh dục xem có gì bất thường không, có nhiễm sắc thể mang mầm bệnh di truyền sang thế hệ sau hay không.
Tiếp đó sẽ tiến hành kiểm tra xem bố hay mẹ có mắc các bệnh tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà hay HIV không.
Đối với nam, sẽ tiến hành kiểm tra tinh dịch, khả năng thụ thai, nếu có dấu hiệu bất thường thì sẽ có hướng dẫn điều trị hợp lý.
Đối với nữ, sẽ được tiến hành siêu âm tử cung, buồng trứng, xét nghiệm nội tiết tố để kiểm tra khả năng sinh sản để phát hiện xem có gì bất thường hay không.
Nếu qua các bước kiểm tra trên, xác định bạn đầy đủ điều kiện và khả năng mang thai, thì bác sỹ sẽ chỉ định bạn đi tiêm phòng một số bệnh cơ bản trước khi tiến hành thụ thai.
2. Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai là một bước không thể bỏ qua khi khám tiền sản ở Từ Dũ để chắc chắn rằng bé con của bạn sẽ có điều kiện phát triển tốt nhất và ra đời khỏe mạnh.
☆☆ Một số mũi tiêm phòng cơ bản mà các mẹ cần tiêm trước khi mang thai là:
- Tiêm phòng Rubella: Nếu mẹ mắc Rubella nhất là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ thì khả năng sinh non, con bị dị tật thậm chí là sẩy thai khá cao. Thời gian để tiêm phòng Rubella hợp lý là 3 tháng trước khi mang thai.
- Tiêm phòng thủy đậu: Theo thống kê của Bộ Y tế thì có 2% trẻ bị dị dạng bẩm sinh do mẹ mắc bệnh thủy đậu trong lúc mang thai. Ngoài ra, nếu mẹ bị thủy đậu trong lúc mang thai thì mầm bệnh rất có khả năng sẽ di truyền sang con. Thời gian mang thai hợp lý là sau 2 tháng kể từ lúc tiêm ngừa.
- Tiêm phòng viêm gan B: Mẹ mắc viêm gan B có thể lây cho con, bệnh này có thể dễ dàng chuyển thành ung thư gan. Mũi tiêm ngừa viêm gan B có thể tiêm trước và trong lúc mang thai đều được.
Ngoài ra, còn có một số mũi tiêm như phòng cúm, viêm màng não, viêm gan siêu vi,…mẹ đêu có thể tham khảo để tiêm theo yêu cầu và chỉ định của bác sỹ. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà bác sy sẽ chỉ định các mũi tiêm cần thiết.
Lưu ý khi đi khám tiền sản ở Từ Dũ
Bác sỹ Nguyễn Thị Cúc có 15 năm giảng dạy tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và 15 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Từ Dũ, cho biết để tránh các rủi ro có thể xảy ra khi mang thai, các chị em cần phải chuẩn bị tâm lý, tài chính và sức khỏe tốt nhất để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Khám tiền sản là khám luôn cả cha và mẹ chứ không phải chỉ riêng người phụ nữ.
Bác sỹ Cúc tư vấn thêm là nếu vợ chỗng sau 30 tuổi vẫn chưa có con thì nên đến đi khám tiền sản để được chẩn đoán các bệnh liên quan đến vô sinh.
☆☆ Ngoài ra, trước khi đi khám tiền sản ở Từ Dũ thì chị em nên có một số lưu ý nhỏ sau:
- Kế hoạch khám tiền sản của bạn nên được hoãn lại nếu rơi vào trúng chu kỳ kinh nguyệt, thời gian tốt nhất để khám tiền sản là 3 đến 4 ngày sau khi sạch kinh.
- Nên kiêng quan hệ tình dục hoặc không để bất cứ vật gì chèn vào âm đạo 1 đến 2 ngày trước khi đi khám tiền sản.
- Không nên thụt rửa sâu âm đạo ít nhất là 24 giờ trước khi đi khám tiền sản. Để có kết quả chính xác nhất thì bạn không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hay xà phòng thơm, nước hoa vùng kín.
- Tránh ăn quá ngọt, uống nước có gas hay sử dụng các chất kích thích ít nhất 24 giờ trước khi đến khám tiền sản ở Từ Dũ, vì nó có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Ăn mặc thoải mái, tốt nhất là mặc váy để thuận tiện cho việc kiểm tra cơ quan sinh sản.
- Chuẩn bị tâm lý và danh sách câu hỏi và thắc mắc cần trao đổi với bác sỹ để tránh lúng túng và làm mất thời gian đôi bên.
Khám tiền sản là việc mà cả vợ và chồng đều phải thực hiện để đảm bảo việc sinh con ra khỏe mạnh và thông minh. Trên đây chúng tôi đã khái quát một vài thông tin mà bạn cần quan tâm về việc khám tiền sản ở Từ Dũ, mong rằng nó hữu ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Cách tính ngày rụng trứng để có thai
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!