Cùng tìm hiểu cách phòng và điều trị cảm cúm khi mang thai. Phụ nữ mang thai ở trong giai đoạn nhạy cảm nhất, không chỉ cần chú ý bảo vệ bản thân mà còn phải bảo vệ tốt thai nhi trong bụng. Khi mang thai nếu không may mắc bệnh cảm sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần biết cách phòng và chữa cảm cúm ngay từ bây giờ!
Cách điều trị cảm cúm khi mang thai
Cách 1:
Hái các loại lá sau, mỗi loại vài lá (nếu không có đủ thì có thể hái vài loại cũng được): Lá chanh, húng quế, rau tần, riềng, gừng, sả, lá bưởi, tía tô,,… Rửa sạch các loại lá này rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước cho sôi. Trùm chăn kín người rồi xông hơi 10 phút cho thoát mồ hôi là thấy đỡ bệnh ngay.
Mẹ bầu nên hít thở đều khi xông hơi và không nên tắm ngay khi mới xông xong. Tốt nhất nên chờ hơn 30 phút để lỗ chân lông co lại hãy đi tắm nước ấm. Mẹ bầu nên xông liên tục 2-3 ngày là bệnh cảm khỏi hẳn, không cần phải uống thuốc.
Cách 2:
Nếu bị cảm xoàng, mẹ bầu có thể ăn cháo giải cảm là bệnh khỏi ngay. Nấu cháo loãng từ gạo tẻ và các thảo dược giải cảm như tía tô, hành lá,…Cháo nên được nêm nhạt hơn bình thường, mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no.
Cách 3:
Chuẩn bị các thảo dược sau đây: Cam thảo 2g, lá kinh giới và tía tô mỗi loại 15g. Những thảo dược này đem nấu với 500ml nước, cạn còn 200ml thì uống. Bài thuốc này trong đông y là bài thuốc hay dùng để giải cảm, tiêu đờm, tiêu viêm, chống ho,.. Mẹ bầu bị cảm nên uống mỗi ngày 1 thang thuốc, liên tục 2-3 ngày cho bệnh khỏi hẳn.
Cách 4: Ăn tỏi sống
Mẹ bầu có thể chọn cách này để điều trị cảm cúm khi mang thai. Tỏi có chứa nhiều thành phần kháng viêm, nhất là allicin là chất kháng viêm mạnh mẽ, rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm.
Mẹ bầu nên ăn sống 2-3 tép tỏi mỗi ngày dùng chữa bệnh cảm cúm. Ăn tỏi sống gấp đôi dinh dưỡng so với tỏi đã qua chế biến. Do đó, các mẹ bầu nên chăm ăn tỏi sống sẽ trị bệnh cảm tốt hơn.
CÓ THỂ MẸ BẦU QUAN TÂM:
Cách phòng bệnh cảm cúm khi mang thai
+ Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều các loại rau quả giàu vitamin C.
+ Tránh xa các chất kích thích và hạn chế ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, nước ngọt có gas.
+ Khi có biểu hiện đau họng và khan tiếng, mẹ bầu nên ngậm chanh với muối hoặc uống 1 ly nước gừng nóng pha với mật ong.
+ Mẹ bầu nên tránh đến những nơi tụ tập đông người, không tiếp xúc trực tiếp với những người có bệnh lây qua đường hô hấp.
+ Vệ sinh tai-mũi-họng mỗi ngày sạch sẽ, súc miệng bằng bàn chải mềm, giữ ấm cổ họng khi ra ngoài trời lạnh.
+ Phòng ở của mẹ bầu nên được dọn sạch, thoáng khí và có độ ẩm vừa phải. Không nên mở quạt và máy lạnh quá lớn thổi trực tiếp vào người.
+ Những ngày thời tiết thay đổi, cần chú ý bảo vệ và giữ ấm cổ họng khi ra ngoài trời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!