Xét nghiệm nước tiểu tại phòng khám sản phụ khoa Vietmec có tốt không?

Xét nghiệm nước tiểu là việc làm quan trọng giúp phát hiện ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xét nghiệm nước tiểu để làm gì, khi nào cần xét nghiệm nước tiểu, nên thực hiện ở đâu là tốt nhất.

Là địa chỉ y tế uy tín tại khu vực quận Thanh Xuân và địa bàn thành phố Hà Nội, Vietmec là phòng khám được chị em phụ nữ rất tin tưởng trong khám, chữa bệnh phụ khoa. Vậy xét nghiệm nước tiểu tại phòng khám sản phụ khoa Vietmec có tốt không? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về xét nghiệm nước tiểu và trả lời câu hỏi trên nhé.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện bệnh gì?

Xét nghiệm nước tiểu là lấy mẫu nước tiểu của người bệnh, sau đó đem đi phân tích các chỉ số trong nước tiểu nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường, hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện nhiều bất thường sức khỏe

Nhìn chung đây là một phương pháp đơn giản nhưng giúp bác sĩ phát hiện sớm một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Dấu hiệu của bệnh thận, tiết niệu hoặc bàng quang nếu phát hiện có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Có đường trong nước tiểu là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
  • Những tổn thương ở thận, đặc biệt là dấu hiệu tổn thương thận ở người mắc bệnh tiểu đường trong khoảng thời gian dài sẽ phát hiện thấy protein trong nước tiểu.
  • Phân tích sinh hóa nước tiểu sẽ giúp chẩn đoán sỏi thận, u tủy và porphyria.
  • Phân tích tế bào học (phân tích dưới kính hiển vi) từ tế bào niêm mạc bàng quang có trong nước tiểu sẽ giúp phát hiện, chẩn đoán cũng như điều trị ung thư bàng quang.
  • Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu có dấu hiệu bất thường, có thể bạn sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Khi nào một người nên làm xét nghiệm nước tiểu?

Bạn nên làm xét nghiệm nước tiểu trong các đợt kiểm tra sức khỏe, khám phụ khoa định kì (ở phụ nữ) hoặc khi nhận thấy nước tiểu có các dấu hiệu bất thường.

Dưới đây là các biểu hiện của nước tiểu, trong đó có một số dạng cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe:

  • Nước tiểu không màu, trong suốt: Bạn uống quá nhiều nước.
  • Nước tiểu màu vàng nhạt, vàng rơm: Bình thường.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm, hổ phách, mật ong: Nên uống thêm nước.
  • Nước tiểu màu siro hoặc bia nâu: Cơ thể bị mất nước hoặc bệnh về gan

Màu của nước tiểu thể hiện nhiều vấn đề về sức khỏe

  • Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ: Thận đang có vấn đề, các khối u, bệnh về tuyến
  • tiền liệt, nhiễm độc chì hoặc thủy ngân, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nước tiểu màu cam: Uống không đủ nước hay ăn cá và thực phẩm có phẩm màu, bệnh về gan và ống mật.
  • Nước tiểu màu xanh hoặc xanh dương: Mắc bệnh di truyền hiếm gặp, ăn thức ăn có màu thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hay viêm đường tiết niệu do vi khuẩn.
  • Nước tiểu sủi bọt: Nếu xảy ra thường xuyên, đó là dấu hiệu của bệnh thận hoặc chế độ ăn dư thừa protein.

Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu

Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người làm xét nghiệm mà bảng kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ cho bạn biết các thông tin quan trọng.

Dưới đây là một vài chỉ số thường có trong kết quả xét nghiệm nước tiểu:

  • Tế bào bạch cầu – LEU ca (Leukocytes)

Khi chỉ số này vượt ngưỡng cho phép, người bệnh có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Khi đó, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm khác để xác định chính xác nguyên nhân.

Chỉ số cho phép của tế bào bạch cầu là 10-25LEU/UL

  • NIT – Nitrit

Dùng để xác định tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

Hàm lượng cho phép của NIT là  0.05-0.1 mg/dL

  • UBG – Urobilonogen

UBG có trong nước tiểu là dấu hiệu của bệnh gan như viêm gan, xơ gan, làm nghẽn dòng chảy của dịch mật từ túi mật.

Chỉ số cho phép: 0,2-1,0mg/dL hoặc 3,5 -17mmol/L

  • BIL – Billirubin

Nếu có sự xuất hiện của BIL trong nước tiểu thì có nghĩa là gan bị tổn thương và dịch chảy từ túi mật bị nghẽn.

– Chỉ số cho phép: 0,4-0,8mg/dL hoặc 6,8-13,6mmol/L.

  • pH

Độ pH giúp kiểm tra nồng độ acid của nước tiểu. Nồng độ bình thường ở khoảng 4,6-8. Nếu pH=4 nghĩa là nước tiểu có tính acid. Nếu pH=7 là trung tính còn nếu pH=9 nghĩa là nước tiểu có tính bazơ.

  • Protein

Nếu nồng độ đạm cao có thể do người bệnh thiếu nước. Bất thường ở chỉ số Protein là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, gặp vấn đề ở thận, nhiễm trùng đường tiểu…

Ở phụ nữ có thai, nếu kèm theo dấu hiệu phù ở mặt, tay, huyết áp cao thì có nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu xét nghiệm thấy có albumin thì rất có thể bị nhiễm độc thai nghén hoặc bị tiểu đường.

  • Blood (BLD)

Cho biết bạn có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận hay không.

– Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL

  • Specific Gravity (SG)

Dùng để đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (đủ nước, thừa nước hay thiếu nước)

– Chỉ số cho phép: 1.005 – 1.030

  • Ketone (KET)

Dùng để kiểm tra bệnh tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

Ở phụ nữ có thai, chỉ số này cho biết tình trạng dinh dưỡng của thai phụ và thai nhi.

– Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L

  • Glucose (Glu)

Dùng để xác định khả năng bị tiểu đường, đái tháo thường, tổn thương thận, bệnh thận,…

Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L

  • ASC (Ascorbic Acid)

Một loại chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận

Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L

Xét nghiệm nước tiểu tại phòng khám sản phụ khoa Vietmec có tốt không?

Ngày nay, hầu hết các cơ sở y tế đều có trang bị máy xét nghiệm nước tiểu nhằm hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, ở nhiều cơ sở y tế sử dụng thiết bị cũ, đã lỗi thời, phân tích được ít chỉ số và đôi khi cho kết quả không chính xác.

Bên cạnh đó, tình trạng “mập mờ” về giá dịch vụ niêm yết tại nhiều phòng khám tư nhân “chui” còn khiến người bệnh bị “chém đẹp” khi sử dụng những dịch vụ đơn giản như xét nghiệm nước tiểu.

Vì vậy, dù người bệnh muốn thực hiện xét nghiệm nước tiểu hay bất cừ dịch vụ nào khác cũng nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín đáp ứng được những tiêu chí dưới đây:

  • Được cấp phép hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, chuyên môn tốt.
  • Máy móc, trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao.
  • Chi phí hợp lý, minh bạch.
  • Dịch vụ nhanh chóng, tận tình, chu đáo.

Là một trong số những phòng khám công lập được mở ra với mục đích cung cấp cho chị em phụ nữ những dịch vụ sản phụ khoa tin cậy, Vietmec hiện là một trong những địa chỉ khám chữa sản phụ khoa và thực hiện những loại xét nghiệm uy tín tại khu vực Thanh Xuân và trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Máy xét nghiệm nước tiểu Combostick R50S chất lượng cao tại Vietmec

Vietmec tạo được uy tín cao trong lòng người bệnh nhờ những yếu tố sau:

  • Vietmec là phòng khám công lập, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội.
  • Đội ngũ y bác sĩ tại Vietmec đều là các chuyên gia về sản phụ khoa, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
  • Máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu. Đơn cử, riêng đối với dịch vụ xét nghiệm nước tiểu, Vietmec hiện đang sử dụng máy xét nghiệm nước tiểu 11 thông số bán tự động Conbostick R50S. Đây là một thiết bị hiện đại, chất lượng cao có thể cho kết quả nhanh chóng, chính xác.
  • Chi phí cho một lần xét nghiệm nước tiểu tại Vietmec là 50.000 VNĐ. Chi phí dành cho các dịch vụ khác tại đây cũng được công khai, minh bạch theo quy định của nhà nước, vì vậy người bệnh không lo gặp hiện tượng “chặt chém” như nhiều cơ sở y tế tư nhân khác.
  • Dịch vụ tư vấn, chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo.

Những lý do trên cho thấy Vietmec hội đủ những tiêu chí của một phòng khám sản phụ khoa uy tín, cùng với đó là dịch vụ xét nghiệm nước tiểu chất lượng cao, người bệnh có thể yên tâm đến đây để khám và điều trị bệnh.

Mọi thông tin thắc mắc về phòng khám sản phụ khoa Vietmec, bạn đọc có thể đến trực tiếp địa chỉ số 23 ngõ 282 Khương Đình, Thanh Xuân hoặc gọi tới số hotline (024) 6686 9977/0963 396 115 để được tư vấn và giải đáp.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *