Xem vị trí đau bụng đoán bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng. Bạn có thể căn cứ vào tính chất và xem vị trí đau bụng đoán bệnh khá chính xác. Dưới đây là một số bệnh gây đau bụng mà bạn có thể nhận biết thông qua vùng bụng bị đau.

Bạn biết không, ổ bụng bao gồm nhiều phần nội tạng khác nhau như: dạ dạy – tá tràng, ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang). Ngoài ra với phụ nữ thì phần bụng còn có thêm tử cung, vòi trứng, âm đạo buồng trứng.

xem-vi-tri-dau-bung-doan-benh

Trong cuộc sống thường ngày, ít nhất một vài lần bạn bị những cơn đau bụng hành hạ với mức độ đau nặng nhẹ khác nhau. Hẳn lúc đó bạn sẽ tự hỏi tại sao lại đau bụng, đúng không? Đau bụng có thể đơn giản là do bạn ăn quá nhiều thực phẩm sinh hơi, thực phẩm giàu chất béo,… Trường hợp này không nguy hiểm, thường cơn đau bụng ở mức độ nhẹ và chỉ kéo dài vài giờ cho đến vài ngày sau khi ta tiêu hóa hết.

Nhưng cũng không ít trường hợp đau bụng là dấu hiệu cảnh báo sớm của những bệnh lý nặng hơn liên quan đến các nội tạng bên trong ổ bụng. Cụ thể, bạn có thể căn cứ vào vị trí để chẩn bệnh theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết:

NÊN BIẾT:

Chẩn bệnh qua vị trí đau bụng

xem-vi-tri-dau-bung-doan-benh1

1. Đau bụng trên rốn

Hay còn gọi là đau vùng thượng vị. Nếu bạn có cảm giác đau tức, đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, đau quặn, đau khi đói hoặc sau khi ăn thì đây là dấu hiệu rõ ràng cảnh báo bệnh đau dạ dày. Ngoài ra:

  • Đau bụng trên bên trái: Có thể do rối loạn đại tràng, hay u nang buồng trứng với nữ, viêm phần phụ trái..
  • Đau bụng trên bên phải: Nếu kèm theo biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu,… có thể do các bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan,… Nếu cơn đau dữ dội, có xu hướng đau lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng có thể bị viêm túi mật hoặc tiêm tụy, tá tràng

2. Đau giữa bụng

Đau bụng ở phần giữa bụng thường là triệu chứng của bệnh dạ dày như: viêm dạ dày, viêm loét hành tá tràng, viêm hang vị dạ dày,… Những cơn đau giữa bụng trong trường hợp này thường xảy ra thường xuyên và kéo dài, đi kèm với các biểu hiện như: đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và ăn không tiêu,…

3. Đau bụng xung quanh rốn

Có thể liên quan đến rối loạn ruột non hoặc chớm viêm ruột thừa.

Nếu bạn cảm thấy đau bụng xung quanh rốn rồi chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải, dùng tay ấn vùng đau sẽ thấy đau nhói; kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ, tiêu chảy, táo bón, không thể đánh ” rắm” hoặc sưng vùng bụng,… thì đây là dấu hiệu của viêm ruột thừa cần cấp cứu ngay.

4. Đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn, cơn đau lan sang bên: có thể là bệnh rối loạn đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Nếu bị rối loạn tiêu hóa thì bạn sẽ thấy thay đổi thói quen đại tiện, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hoặc táo bón. Một số trường hợp còn kèm theo chứng đau từng cơn ở vùng bụng dưới.

Còn đau bụng dưới âm ỉ, hoặc chuột rút nhói đau và đau lan xuống vùng thấp, đùi; kèm theo đó là cảm giác đau đầu, mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn và ói mửa, đau lưng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, toát mồ hôi ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thì đây là chứng đau bụng kinh không cần quá lo lắng.

Hoặc ở nữ giới đau bụng dưới cũng có thể do: viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ,

Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí cơn đau bụng dưới bên trái hay phải mà còn có nguyên nhân khác là:

  • Đau bụng dưới bên trái: Có thể do rối loạn đại tràng xuống, gồm: viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng – bệnh Crohn; hoặc viêm loét tá tràng.
  • Đau bụng dưới bên phải: Thường do bệnh viêm ruột thừa, đau ruột thừa. Lúc này bạn sẽ thấy đau bụng vùng hố chậu phải âm ỉ, liên tục, tăng dần; lúc đầu thường đau ở xung quanh rốn, sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các biểu hiện như: nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa,…

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *