Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung mới nhất được hiệp hội ASRM khuyến cáo là điều trị nội khoa sau phẫu thuật nhằm phá hủy tận gốc tế bào gây bệnh. Thông thường, bạn sẽ được chỉ định điều trị nội khoa từ 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật để hạn chế tái phát.
Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng 5 đến 10% phụ nữ. Nó có thể sẽ gây khó thở, đau bụng kinh, đau lưng hoặc vô sinh. Hiện tại đã có phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung nhằm hạn chế tối đa các biến chứng và giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng suy nhược cơ thể ở phụ nữ dẫn đến vô sinh. Lạc nội mạc tử cung được gây ra bởi sự hiện diện của các mô nội mạc tử cung bên ngoài tử cung. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, thanh thiếu nhiên hoặc phụ nữ đã mãn kinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung bao gồm đau vùng chậu, đau lưng dưới, đau bụng kinh và khó thở. Để điều trị bệnh thông thường sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật, hoặc cả hai.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn tính, có thể tái phát do sự hiện diện của các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Thường bệnh sẽ được phát hiện trong vùng chậu, buồng trứng và vách ngăn trực tràng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể phát triển ở các cơ quan khác trong cơ thể.
Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung
Ở hầu hết bệnh nhân lạc nội mạc tử cung sẽ được chẩn đoán bệnh thông qua nội soi tử cung. Bệnh nhân sẽ được lựa chọn phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân vô sinh có thể cải thiện khả năng mang thai bằng các phẫu thuật tiếp theo. Còn điều trị y tế chưa chứng minh được là có thể giúp bệnh nhân thụ thai.
1. Nguyên tác điều trị lạc nội mạc tử cung
Việc điều trị lạc nội mạc tử cung chỉ xảy ra khi người bệnh có các cơn đau hoặc nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Quá trình điều trị sẽ được dựa theo nhu cầu và hy vọng của bệnh nhân. Hoặc là giảm đau hoặc là mong muốn có thai. Đây cũng là hai hướng điều trị cơ bản hiện tại: Giảm đau hoặc có thai.
2. Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung theo phương pháp nội khoa
Để điều trị lạc nội mạc tử cung theo phương pháp nội khoa là dùng thuốc cơ bản để chữa bệnh. Bác sĩ có thể sẽ kê cho chị em các loại thuốc giảm đau, chống viêm để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Các loại thuốc được dùng để điều trị lạc nội mạc tử cung thường là thuốc kháng sinh, giảm đau. Thuốc kháng viêm không chứ Steroid bao gồm Ibuprofen, DIclodenac hoặc Celecoxib.
Liều dùng được khuyến cáo như sau:
- Ibuprofen: Uống 600 – 1200 mg mỗi ngày. Chai làm 2 hoặc 3 lần để uống.
- Diclofenac uống 100 – 150 mg mỗi ngày. Chia ra 2 hoặc 3 lần uống.
- Celecoxib uống 100 – 200 mg, uống 2 lần mỗi ngày.
Ngoài ra thuốc ngừa thai cũng có thể được chỉ định nhằm rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, nếu lựa chọn phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung này cần điều trị liên tục trong 3 tháng. Không được có sự ngắt quảng, nếu không hiệu quả điều trị sẽ giảm đáng kể.
Nếu sau 3 tháng mà không có kết quả, sẽ chuyển sang phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung bằng phương pháp nội tố.
2. Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung theo liệu pháp progestin
Lần đầu tiện liệu pháp progestin được sử dụng là vào năm 1939. Chúng bắt đầu được sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa vào năm 1950. Có khoảng 60 loại progestin được đưa ra thị trường để sử dụng hoặc dùng trong thú y.
- Progestin có sẵn trên toàn thế giới. Và thường được sử dụng trong các phác đồ điều trị bệnh phụ khoa hoặc bệnh liên quan đến nội tiết tố.
- Progestin dạng uống được FDA chấp nhận và cấp phép sử dụng rộng rãi. Trong phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung, Progestin được khuyến cáo sử dụng như sau:
- Norethindrone acetate : uống 5 – 20 mg mỗi ngày. Uống trong một lần duy nhất. Đây được xem là loại progestin có thể điều trị thống kinh và viêm vùng chậu mãn tính.
- Medroxyprogesterone acetate: Sử dụng 150 mg mỗi ngày. Chia làm 2 hoặc 3 lần để sử dụng. Sử dụng liên tục trong 3 tháng.
- Danzol là liệu pháp được sử dụng để điều trị dành riêng cho người có các cơn đau buốt đến khó thở. Liều dùng 400 – 600 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay Danzol rất hiếm khi được chỉ định vì các tác dụng phụ mà nó mang lại.
- Dụng cụ phóng thích Etonogestrel được dùng trong trường hợp lạc nội mạc tử cung nặng.
Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng phương pháp progestin liên tục trong 5 năm. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng vùng chậu là 1,5 % do phương pháp progestin tập trung vào vùng chậu.
3. Liệu pháp điều trị GnRH đồng vận
GnRH đồng vận là lựa chọn thay thế trong trường hợp lạc nội mạc tử cung tái phát. Hoặc trong trường hợp phẫu thuật lạc nội mạc tử cung những còn những sang chấn và tổn thương, cũng sẽ sử dụng GnRH để phục hồi.
Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung theo GnRH thường được khuyến cáo như sau:
- Triptorelin, tiêm bắp 3,75 mg mỗi ngày. Tiêm trong 28 ngày liên tục.
- Leuprorelin acetate 3,75 mg một ngày. Tiêm bắp liên tục trong 28 ngày.
- Goserelin acetate 3,6 mg mỗi ngày. Tiêm vùng da dưới bụng liên tục trong 28 ngày.
Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung theo phương pháp GnRH đồng vận có thể giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là gây bốc hỏa, khô âm đạo thậm chí là mất xương. Không khuyến cáo sử dụng GnRh quá 6 tháng.
4. Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung theo phương pháp điều trị ngoại khoa
Điều trị phẫu thuật chỉ được chỉ định khi điều trị nội khoa không đáp ứng nhu cầu điều trị. Điều trị phẫu thuật sẽ được chỉ định khi u lạc nội mạc tử cung lớn hơn 3 cm và không có triệu chứng đặc biệt nào cả.
Cách xử lý cụ thể còn phải tùy theo từng bệnh nhân. Ví dụ như tuổi tác, nguyên vọng muốn sinh con trong tương lai hay có tiền sử phẫu thuật gì không.
Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau khi sạch kinh và trước ngày rụng trứng tiếp theo. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được điều trị dư âm của lạc nội mạc tử cung bằng thuốc nội tiết. Điều này được thực hiện trước ngày có kinh trở lại.
Phương pháp phẫu thuật lạc nội mạc tử cung thường được thực hiện thông qua nội soi. Các phương pháp phẫu thuật cơ bản:
Điều trị bảo tồn bao gồm gỡ dính, đốt hoặc cắt bỏ các tế bào lạc nội mạc tử cung, bóc khối u lạc nội mạc tử cun ở buồng trứng, phục hồi cấu trúc vùng chậu.
Phẫu thuật điều trị triệt để khối u lạc nội mạc tử cung bao gồm cắt phần phụ có khối u, cắt hoàn toàn tử cung hoặc những nơi có bệnh lý kèm theo.
Thông tin thêm: U lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không, có chữa được không?
Cách tránh lạc nội mạc tử cung tái phát
Y học luôn có sự thay đổi mỗi ngày. Do đó, ngày càng nhiều cách điều trị và ngăn ngừa lạc nội mạc tử cung tái phát. Do đó để phòng ngừa lạc nội mạc tử cung tái phát bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn cần giữ một thói quen sống lành mạnh, nói không với các chất kích thích hoặc rượu bia. Đi ngủ sớm, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, tránh áp lực công việc để có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Nếu có ý định mang thai thì nên liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sỹ. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn làm một cuộc khám tiền sản trước để đảm bảo việc mang thai ổn định và diễn ra an toàn. Bạn có thể tham khảo: Quy trình khám hậu sản như thế nào, khám ở đâu uy tín?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!